Tất tần tật về các thông tin, cách sơ chế và chế biến cua biển

Tất tần tật về các thông tin, cách sơ chế và chế biến cua biển

Cua biển là loại thực phẩm thông dụng, có hàm lượng dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, cách sơ chế cua biển như thế nào cho đúng cách, cách nấu cua không bị tanh, cách chọn cua tươi ngon… thì không phải ai cũng biết.

Nếu bạn không biết cách lựa chọn, sơ chế, chế biến cua biển đúng cách, thành phẩm cuối cùng khó lòng đạt được hương vị hấp dẫn như ý muốn. Đồng thời, thành phẩm cũng không đảm bảo giá trị dinh dưỡng vốn có trong cua biển. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này để tự tin vào bếp, bài viết dưới đây của trang YHG sẽ cung cấp một số kiến thức hữu ích xoay quanh cua biển.

Giá trị dinh dưỡng của cua biển

Giá trị dinh dưỡng của cua biển

Cua biển được đánh giá là một loại hải sản bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Với hàm lượng dinh dưỡng khá cao, cua biển là nguồn bổ sung dưỡng chất tự nhiên quý giá giúp phòng chống các bệnh phổ biến hiện nay.

Thịt cua là một sự bổ sung tuyệt vời cho một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Cua cũng là một nguồn tự nhiên của axit béo omega-3, có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm nguy cơ đau tim, ung thư, và có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm, lo âu.

Theo nghiên cứu, 1 con cua biển có thể cung cấp khoảng 3-8% lượng sắt và kali mỗi ngày. Trong thịt cua có một lượng lớn dưỡng chất kẽm và đồng cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể để cung cấp năng lượng cũng như hình thành những mô liên kết, đồng thời tổng hợp protein và các chất dẫn truyền thần kinh.

Hàm lượng Protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt, cá khác. So với thịt động vật như gia súc, gia cầm, không những lượng protein cao hơn nhiều mà còn dễ tiêu hóa, phù hợp với trẻ nhỏ, người già, người có thể trạng suy nhược. Để phục hồi sức khỏe cho trẻ biếng ăn, người mới ốm dậy và trẻ suy dinh dưỡng thì cua biển là lựa chọn tốt.

Cua biển rất giàu axit béo omega-3 giúp làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu, do đó làm cho các tế bào máu đỏ linh hoạt và đảm bảo dòng chảy mượt mà hơn.

Cách chọn cua biển ngon

Cách chọn cua biển ngon

Bạn nên chọn những con cua biển còn sống, có lớp vỏ màu xám đục. Dùng tay ấn thử vào yếm để kiểm tra độ chắc của thịt. Nếu yếm cứng và to thì cua nhiều thịt và chắc hơn.

Bạn không nên chọn những con cua có mai màu xanh, yếm mềm. Bởi đây là những con cua ít thịt và thịt xốp.

Khi mua cua, bạn nên quan sát kỹ, lựa những con đang bò, có chân và càng hoạt động linh loạt, gai trên càng và mai đều còn sắc.

Cách bảo quản cua trước khi sơ chế

Đối với cua chưa chế biến, bạn nên để trong ngăn đá tủ lạnh hoặc có thể đặt trên một tảng đá lạnh. Độ lạnh sẽ làm cua cứng lại, từ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình sơ chế.

Cách sơ chế cua biển đúng cách

Cách sơ chế cua biển đúng cách

Chọc tiết cua:

Đầu tiên, bạn lật yếm dưới bụng con cua, dùng dao nhọn chọc thẳng vào phần hõm cho đến khi chân và càng cua duỗi ra.

Chà rửa cua:

Tiếp theo, bạn mới tháo sợi dây buộc cua. Bạn dùng bàn chải chà rửa cua ngay dưới vòi nước. Lưu ý, bạn nên chà rửa cẩn thận để loại bỏ sạch đất cát, rong rêu bám trên bề mặt thân cua.

Tách yếm:

Sau đó, bạn tiến hành tách yếm cua biển đem bỏ. Bước này trong cách sơ chế cua biển áp dụng với những phương pháp chế biến như hấp, còn đối với nướng, luộc thì không cần thiết.

Cách luộc cua không bị tanh

Cách luộc cua không bị tanh

Khi chế biến tại nhà, bạn có thể áp dụng một số mẹo luộc cua không tanh đơn giản dưới đây:

– Sử dụng sả, gừng: Bạn chỉ cần bóc bỏ những bẹ già, chẻ nhỏ sả và gọt bỏ vỏ gừng, thái sợi rồi xếp dưới đáy nồi luộc cua.

– Cho thêm gia vị trong nước luộc: Bạn đổ nước xâm xấp mặt cua, bắc nồi lên bếp đun sôi. Trong quá trình luộc, bạn cho thêm một ít gia vị. Cách này không chỉ làm át đi mùi tanh của cua biển mà còn làm cho món ăn thêm đậm đà.

– Luộc cua trong khoảng 5 – 7 phút: Bạn chỉ cần đun sôi cua trong vòng khoảng 5 – 7 phút, tắt bếp. Điều này nhằm giúp tránh trường hợp thịt cua bị bở, chân và càng cua rụng ra ngoài.

Các món ngon chế biến từ cua biển

Món Cua hấp

Món Cua hấp

Cua hấp là một trong những món ngon từ cua biển được rất nhiều người ưa chuộng bởi cách chế biến tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần sơ chế cua, hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Bạn đặt chảo dầu lên bếp, cho nước mắm ớt tỏi, gia vị và cua vào xào là hoàn thành.

Món Cua rang muối

Bên cạnh đó, cua biển rang muối cũng là món ăn “đốn tim” người ăn. Tuy cách thực hiện tương đối phức tạp; và mất nhiều thời gian nhưng món ăn này vẫn thu hút thực khách bởi vị mặn, cay hòa quyện.

Món Cua xốt mỡ hành

Món Cua xốt mỡ hành

Những ai thưởng thức qua dù chỉ một lần; cũng khó lòng quên hương vị thơm ngon của cua xốt mỡ hành. Sự kết hợp giữa vị béo của mỡ hành và vị ngọt tự nhiên của cua biển; tạo nên sự kích thích vị giác người ăn.

Món Cua rang me

Không thua kém những món ngon kể trên; cua rang me cũng ghi điểm trong lòng nhiều người ăn. Khi chế biến; đòi hỏi người nấu chuẩn xác từng công đoạn từ sơ chế; chiên cua, xào nước xốt me đến trang trí. Vị chua của me quyện cùng hương thơm ớt tỏi; thấm trong từng miếng thịt cua đem lại trải nghiệm thú vị cho người thưởng thức.

Món Bánh canh cua

Món Bánh canh cua

Bánh canh cua cũng là món ngon không thể bỏ qua trong danh sách những món ăn được làm từ cua biển. Tô bánh canh cua có sợi bánh canh bột gạo mềm mại; vị ngọt tự nhiên của nước dùng nấu từ cua biển cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa; để thưởng để nhớ trong lòng người ăn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích xoay quanh cua biển. Hi vọng, qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về cách chọn; sơ chế cua biển cũng như một số món ngon nổi tiếng chế biến từ loại hải sản này; để tự tin vào bếp trổ tài chiêu đãi người thân.

>>> Đọc thêm cá bài viết về mẹo vặt làm bếp

Nguồn: cet.edu.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *