Tan chảy với món cháo lươn xanh của tỉnh Quảng Nam

Tan chảy với món cháo lươn xanh của tỉnh Quảng Nam

Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách khó mà cầm lòng với món ăn đặc sản dân dã có từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và là địa điểm du lịch nổi tiếng; thu hút khách du lịch với nhiều bãi biển đẹp, phố cổ Hội An bình dị, những vùng đất còn rất hoang sơ;,… Trong đó, không thể không nhắc đến Hội An và thánh địa Mỹ Sơn là hai di sản văn hóa thế giới. Không những vậy, du lịch Quảng Nam còn là cơ hội để du khách thưởng thức nền ẩm thực độc đáo, có thể nhắc đến cháo lươn là một trong những đặc sản tiêu biểu mà bạn không nên bỏ qua. Để giúp bạn có một bữa ăn cháo lươn tuyệt vời nhất, sau đây; chúng tôi xin giới thiệu “Top quán cháo lươn ngon nhất ở Quảng Nam”.

Món cháo lươn xanh

Món cháo lươn xanh

Món lươn xanh được nấu bằng gạo si; một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo; thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng. Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đấ; cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay; trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (đậu lạc), thêm chút tiêu; hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non; ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.

Cháo múc lên thật nóng rồi cho lươn um vàng vào ăn kèm với rau cải cau xanh thật tươi xắt mỏng như sợi bún cùng với đĩa ngò tây; lá hành, rau răm để riêng với một cái bánh tráng giòn tưng.

>>> Xem thêm các bài viết về Ẩm thực miền Trung

Cách nấu cháo lươn xanh

Cách nấu cháo lươn xanh

Trước tiên, thứ gạo được chọn để nấu phải là thứ gạo si dẻo; thơm ninh cùng với đậu xanh riêng trong một nồi. Trong khi ninh cháo, người đầu bếp quay ra chế biến lươn. Lươn sử dụng là loại lươn đồng vừa được bắt về; cho vào hũ đất kèm muối trắng để cho lươn quẫy. Lươn quẫy sẽ giúp cho các chất nhờn trong lươn tiết ra, giúp lươn hết nhớt. Sau đó, đầu bếp sẽ moi ruột; cắt khúc lươn rồi bỏ vào nồi đất. Thái thật mỏng xả cùng với dầu phộng rồi cho vào nồi đất chứa lươn, đậy lá chuối non ở trên sau đó sẽ đậy nắp nồi; rồi đem um nồi lươn ở bếp củi hoặc rơm rạ.

Sau khi hai nổi lươn và cháo chín, cháo và lươn được bắc ra cùng một lúc. Đi kèm đó là một đĩa rau cải xanh thái chỉ; ngò tây, hành, rau răm và một chiếc bánh tráng giòn rụm.

Thưởng thức một cách đúng điệu

Thưởng thức một cách đúng điệu

Để cảm nhận được hết mùi vị của cháo lươn xanh thì chúng ta cũng cần thưởng thức theo đúng cách.

  • Cách 1: Có thể cho luôn cải và các loại rau; bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo nóng hổi để vừa ăn vừa xuýt xoa.
  • Cách 2: Chúng ta có thể bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để cảm nhận vị ngọt nhưng cay nồng của cải xanh; vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt bùi của hạt gạo quê nhà.

Cách nào đi nữa thì cháo lươn xanh cũng cần được ăn nóng để tạo âm thanh húp xì xoạt nghe vui tai và hấp dẫn đến lạ; đảm bảo lươn không bị tanh khi cháo nguội.

Món đặc sản Quảng Nam này phải ăn lúc còn nóng; ăn kèm với quả ớt để tạo độ nồng vừa đủ cho vị giác. Chắc chắn bạn sẽ phải thèm muốn đến đây để được thưởng thức vị ngon từ thịt xương, ngọt từ cháo gạo si này.

YHG cám ơn bạn đã đọc.

Nguồn: danang.huongnghiepaau.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *