Bí quyết chăm bé kém hấp thu dinh dưỡng tăng cân hiệu quả

Bí quyết chăm bé kém hấp thu dinh dưỡng tăng cân hiệu quả

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là tình trạng phổ biến hiện nay. Dù mẹ cho bé ăn thực đơn phong phú đầy đủ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ kém, cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân chậm, thậm chí không tăng cân, suy dinh dưỡng… chính là một trong những nỗi băn khoăn lớn của những phụ huynh có con trong độ tuổi ăn dặm.

Kém hấp thu dinh dưỡng là gì?

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao là nỗi “trăn trở” của không ít cha mẹ đang có con nhỏ. Bé ăn ngon miệng, ăn nhiều luôn là mong ước của của mọi ông bố bà mẹ. Thế nhưng; tại sao khi con ăn được mà cân nặng lại vẫn “giậm chân tại chỗ” hoặc tăng lên rất ít? Chớ chủ quan! Đây có thể là dấu hiệu của việc bé kém hấp thu các dưỡng chất. Cha mẹ cần hết sức lưu ý để giúp bé cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt.

Kém hấp thu dinh dưỡng là gì?

Kém hấp thu chất dinh dưỡng là tình trạng mặc dù chúng ta vẫn ăn uống bình thường nhưng đường ruột lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cụ thể là các loại vitamin, khoáng chất, protein, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ. Đó có thể là nguyên nhân tại chỗ như thiếu các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn kém; trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa… hay do những bệnh lý toàn thân khác ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Trẻ bị kém hấp thu kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng; ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ sẽ suy giảm khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm; rất nguy hiểm. Vì vậy, việc phụ huynh cần biết là nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh để xử lý kịp thời và giúp bé sớm cải thiện tình trạng bệnh như:

– Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ.

– Trẻ đau bụng, bụng căng chướng hoặc sôi bụng.

– Trẻ sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải, kém linh hoạt.

– Trẻ biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, nhẹ cân, còi cọc.

Những biểu hiện trên khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như rối loạn tiêu hóa; loạn khuẩn đường ruột… nên đôi khi nhiều phụ huynh nhầm lẫn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé; phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám ngay khi trẻ có các biểu hiện kể trên.

Cách chăm trẻ kém hấp thu

Cách chăm trẻ kém hấp thu

Ngay khi nhận diện được những dấu hiệu của chứng kém hấp thu ở trẻ; các mẹ nên nhanh chóng tuân thủ những lưu ý dưới đây để hỗ trợ cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho con:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống của con bằng cách xem lại những nhóm thực phẩm nào phù hợp với độ tuổi của bé; không ép bé ăn như người lớn khi bé không đủ khả năng. Phụ huynh có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn cân bằng dưỡng chất và phù hợp với tình trạng bệnh của con.

Uống sữa tươi

Với bé trên 1 tuổi, có thể cho bé uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp bé tiêu hóa tốt hơn; hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

Tăng cường vận động cho trẻ

Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho bé phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe; việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Bổ sung enzym tiêu hóa

Bổ sung enzym tiêu hóa cho bé cũng là một giải pháp hay mà phụ huynh nên áp dụng.

Khắc phục hội chứng kém hấp thu bằng chế độ ăn

Đây là giải pháp tốt nhất cho người mắc hội chứng kém hấp thu. Mục đích chung của chế độ ăn này là hỗ trợ ruột trong việc hàn gắn các tổn thương cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hoặc chất nhầy dư thừa.

Khắc phục hội chứng kém hấp thu bằng chế độ ăn

Để thực hiện điều này, cần đảm bảo khẩu phần ít chất xơ; chất béo và sữa. Mặt khác, chế độ ăn uống phải nhiều chất lỏng; vitamin và khoáng chất hỗ trợ hiệu quả việc cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe một cách tổng thể.

Nên áp dụng chế độ ăn theo nguyên tắc sau trong thời gian ít nhất 30 ngày: Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều carbohydrate phức như gạo; bột yến mạch, bột, mì ống… Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ tươi và dứa. Ăn cá nướng hoặc hấp 3 lần/tuần. Uống 6-8 ly nước lọc; nước trái cây mỗi ngày.

Việc đảm bảo bổ sung nhiều chất lỏng giữa các bữa ăn sẽ giúp hạn chế lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bao gồm bơ, bơ thực vật, thức ăn chiên xào, thịt mỡ, dầu ăn, socola…

Không tiêu thụ sản phẩm từ sữa và lúa mì; sản phẩm có chứa caffein; sản phẩm thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn; đặc biệt loại có chứa nhiều phụ gia thực thẩm. Tuy nhiên; có thể ăn bổ sung sữa chua loại ít đường; tốt nhất là lên men thủ công tại nhà để tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không ăn lượng quá nhiều mỗi bữa vì có thể dẫn đến giảm nhu động và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa; hấp thu của ruột.

Tóm lại

Nói chung, hội chứng kém hấp thu rất phức hợp; vì vậy ngoài nỗ lực cải thiện chế độ dinh dưỡng của bản thân; người bệnh nên đi khám tổng thể để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo căn nguyên cụ thể; sẽ cho kết quả tốt hơn.

Trên đây là “Bí quyết chăm bé kém hấp thu dinh dưỡng tăng cân hiệu quả”. YHG hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Nguồn: dinhduongvietduc.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *