Cẩm nang cho bà bầu: Tháp dinh dưỡng cho bà bầu chuẩn khoa học

Cẩm nang cho bà bầu: Tháp dinh dưỡng cho bà bầu chuẩn khoa học

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh trong giai đoạn mang thai sẽ giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho cả mẹ cũng như thai nhi đang phát triển. Hiện nay, các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và xây dựng nên tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu. Trong đó, mỗi nhóm thực phẩm sẽ được khuyến nghị sử dụng với số lượng khẩu phần khác nhau để giúp mẹ bầu cần bằng được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu giúp các mẹ xây dựng thực đơn mỗi ngày chuẩn khoa học, từ canxi, loại rau, vitamin đến thuốc sắt… Nhờ đó giúp con có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào đối với bà bầu?

Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể cả trong và ngoài cơ thể; chẳng hạn như sự tích trữ mỡ; tăng cân nhanh chóng; và khối lượng tử cung cũng tăng lên. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn mà các mẹ bầu cần phải chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để cả mẹ; và thai nhi trong bụng luôn khỏe mạnh.

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào đối với bà bầu?

Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này; mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau:

– Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim.

– Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi.

– Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đường.

Chính vì thế, cần hết sức lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu. Không chỉ trong khi mang thai mà ngay cả khi đã sinh con; và cho con bú; người phụ nữ cũng cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có sức khỏe và nuôi con thật tốt.

Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Về cơ bản, ta có thể thấy tháp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai vẫn gồm có 7 tầng như những loại tháp dinh dưỡng của các đối tượng khác. Tuy nhiên, lượng dùng; và cách dùng sẽ khác nhau rất nhiều theo mỗi giai đoạn của quá trình mang thai.

Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Tháp dinh dưỡng được chia làm 7 tầng với những nhóm thực phẩm chính: nước, ngũ cốc, rau quả, thực phẩm chứa đạm, sữa, dầu mỡ, muối và đường. Ở mỗi nhóm này, phụ nữ mang thai cần ăn đủ các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất béo, vitamin; và khoáng chất. Ngoài ra, cần bổ sung các nhóm thực phẩm khác như dầu mỡ; muối và đường để cân bằng dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tập thể dục kết hợp với dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Ngoài ra, tháp dinh dưỡng do Bộ Y tế ban hành còn khuyến cáo các bà mẹ nên bổ sung viên sắt; và axit folic trong thời gian mang thai và 1 tháng sau khi sinh. Phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung 1 viên vitamin A với lượng 200.000 IU trong vòng 1 tháng sau sinh.

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu theo giai đoạn

Theo tháp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu; mẹ bầu có thể ăn uống bình thường như phụ nữ không mang thai. Nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi từ tháng thứ 4.

dinh dưỡng cho bà bầu theo giai đoạn

Ở 3 tháng giữa, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có sự thay đổi khẩu phần ở các nhóm thực phẩm. Trừ đường, muối và dầu mỡ; mẹ bầu cần bổ sung thêm những nhóm thực phẩm khác trong tháp dinh dưỡng. Các nhóm ngũ cốc, rau quả, thực phẩm chứa đạm, mỗi nhóm cần tăng thêm 1 đơn vị trong khẩu phần ăn. Nhóm sữa cần tăng thêm 2 đơn vị so với người bình thường.

Trong 3 tháng cuối, lượng dầu mỡ được sử dụng trong khẩu phần cũng tăng thêm 1 đơn vị so với người bình thường. Sữa và thực phẩm chứa đạm cần tăng thêm 3 đơn vị. Nhóm rau xanh và trái cây mỗi loại tăng thêm 1 đơn vị so với người bình thường. Nước tăng 2 đơn vị và ngũ cốc tăng 1,5 đơn vị.

Với phụ nữ cho con bú; lượng ngũ cốc và nước cần nhiều hơn hẳn; mỗi loại tăng thêm lần lượt 2,5 và 3 đơn vị. Rau quả vẫn giữ nguyên mức tăng 1 đơn vị ăn. Thực phẩm chứa đạm tăng 2 đơn vị và sữa tăng thêm 3,5 đơn vị so với người thường. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần được bổ sung thêm 2 đơn vị dầu mỡ vào khẩu phần ăn trong thời gian này.

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bà bầu

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bà bầu

Bên cạnh việc sử dụng tháp dinh dưỡng cân đối; mẹ bầu còn phải tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé.

Không sử dụng các loại thức ăn có thể gây hại

Đầu tiên là những loại thực phẩm tươi sống như các món gỏi; hàu sống và sữa tươi chưa được tiệt trùng,… Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải hạn chế sử dụng các thức ăn từ cá biển chứa nhiều thủy ngân; đặc biệt là các loài cá lớn sống lâu năm.

Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng 400g cá để hạn chế nạp thủy ngân hay kim loại vào cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu phải kiêng hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích vì chúng có thể gây dị tật ở thai nhi.

Vitamin và khoáng chất

Mẹ bầu cần lượng Vitamin và khoáng chất đầy đủ khi mang thai. Tuy nhiên bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng.

Không ăn kiêng trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, việc tăng cân nhiều khi khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi; stress; chán nản về thân hình của mình. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Chính vì thế, tuyệt đối không được ăn kiếng giữ dáng trong thai kỳ. Việc này sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dẫn đến thai nhi bị ảnh hưởng.

Hãy nhớ, việc tăng cân là dấu hiệu tích cực chứng tỏ em bé vẫn đang phát triển từng ngày. Nếu bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thường xuyên thì bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và một vóc dáng hoàn hảo.

Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ

Trong thời kỳ mang thai, em bé có thể sẽ chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa nên mẹ bầu không thể ăn nhiều thức ăn cùng một lúc. Tuy nhiên vì nhu cầu dinh dưỡng nên mẹ bầu cần phải chia nhỏ các bữa ăn; ăn thành nhiều bữa trong ngày để có thể cung cấp đủ chất cho thai nhi.

Trong thời gian này, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm chạp hơn bình thường nên hãy chú ý ăn từ tốn và vừa phải; không ăn quá nhiều thức ăn một lúc.

Mẹ hãy chú ý áp dụng theo tháp dinh dưỡng cho bà bầu để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. YHG chúc các mẹ khỏe mạnh để chào đón con yêu sắp chào đời.

Nguồn: medlatec.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *