Tổng hợp những loại Vitamin và khoáng chất quan trọng trong thời gian thai kỳ

Tổng hợp những loại Vitamin và khoáng chất quan trọng trong thời gian thai kỳ

Phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Do đó, hiểu biết đúng mức về các loại vitamin và khoáng chất khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Sức khỏe và sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Muốn con phát triển toàn diện và khoẻ mạnh, mẹ càng không được lơ là chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất cho bà bầu trong các giai đoạn thai kỳ.

Chăm sóc con từ trong bào thai là cách tốt nhất để mẹ mang đến cho con một tương lai tốt đẹp. Hãy xem các mẹ bầu cần thiết phải bổ sung các loại vitamin gì để lợi cả mẹ lẫn con nhé!

Những loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu

Những loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu

Khi còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ. Mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh; toàn diện và mẹ cũng có sức đề kháng tốt hơn; đủ sức cho quá trình sinh nở và mau chóng phục hồi sau sinh. Nhu cầu của nhiều vitamin và khoáng chất tăng lên khi phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số vitamin và khoáng chất thiết yếu trong thai kỳ:

Vitamin B6

Vitamin B6 tham gia vào quá trình tái tạo tế bào và hồng cầu; chống lại bệnh thiếu máu đồng thời giúp củng cố hệ miễn dịch và tác động đến hệ thần kinh.

Các mẹ bầu sẽ bị thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh và có triệu chứng mất ngủ nếu thiếu loại vitamin quan trọng này.

Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ loại vitamin này hàng ngày, do đó thi thoảng ăn lúa mạch, khoai tây, cà chua, dưa hấu, bơ, chuối, súp lơ, sữa + sữa chua, trứng, thịt bò, đậu, gà và cá thu…là đã đủ để cung cấp vitamin B6 cho cơ thể mẹ bầu rồi.

Acid folic

Hay còn được biết đến là vitamin B9. Acid folic có nhiều trong gan, rau cải có màu xanh đậm, mầm lúa mì, men, lòng đỏ trứng, nước cam. Vai trò của Acid folic rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Thiếu axit folic ở thai phụ có thể dẫn tới thiếu máu hồng cầu to và thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Acid folic cũng cần thiết ở phụ nữ mang thai để ngăn các rối loạn ống thần kinh ở trẻ sơ sinh; dùng 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ, khoảng 400mcg/ngày.

Vitamin A

Vitamin A giữ vị trí quan trọng trong việc giúp thai nhi phát triển thị lực; hệ miễn dịch; các tế bào não và các cơ quan nội tạng… Thiếu vitamin A sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân hay gặp phải những vấn đề về răng khớp.

Tuy nhiên, việc thừa vitamin A cũng lại gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi, do đó việc bổ sung loại vitamin này cần đến sự tư vấn của bác sĩ.

Vitamin A có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm như rau muống, rau dền, rau ngót,… và trong các loại quả chín có màu vàng và đỏ như xoài, đu đủ, hồng, cà chua, khoai lang… Gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng, dầu cá… cũng là những thực phẩm chứa vitamin A dồi dào cho bà bầu trong suốt các giai đoạn thai kỳ.

Vitamin D

Cần thiết cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho và thúc đẩy quá trình thành lập xương. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hoặc trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp trẻ lâu liền. Thừa vitamin D cũng gây ra nhiều hậu quả như tăng canxi huyết, dị tật bào thai, tổn thương thận.

Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ có thai là khoảng 10mcg/ngày. Vitamin D có thể được bổ sung qua các thức ăn như cá, trứng, sữa, phomai hoặc các thực phẩm chức năng giàu vitamin D. Ngoài ra, trên da người cũng có các tiền vitamin D, khi tiếp xúc với tia UV sẽ chuyển thành vitamin D có hoạt tính.

Canxi

Cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở thai nhi. Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai khoảng 800- 1000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa, cá, đậu, phomai. Ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn, thai phụ có thể sử dụng thêm sữa hoặc các viên uống canxi.

Vitamin B1

Vitamin B1 có tác dụng lớn trong việc chuyển hóa glucid. Thiếu B1 có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi.

Hãy ăn các loại ngũ cốc và hạt đậu để cung cấp lượng vitamin B1 cần thiết cho cơ thể khi mang bầu.

Nhu cầu vitamin B1 tăng theo lượng glucid ăn vào. Khi có thai hay cho con bú, nhu cầu vitamin B1 cũng tăng lên ( khoảng 0,6mg/1000 kcal). Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B1 để tránh nguy cơ tê phù.

Vitamin B2

Tham gia vào quá trình tạo máu, thúc đẩy chiều cao; hỗ trợ thị giác và quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Việc thiếu hụt vitamin B2 sẽ khiến cho máu ngược sắc, gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc vùng miệng, mũi và dễ gây sẩy thai.

Vitamin B2 có nhiều trong các thức ăn từ động vật, sữa, các loại rau và đậu… Nhu cầu vitamin B2 ở phụ nữ mang thai khoảng 1,4 mg/ngày.

Sắt

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai; cần thiết cho quá trình tạo máu và tạo nhân tế bào. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển oxy ở cả mẹ và thai nhi; tăng nguy cơ sinh non; nhiễm trùng hậu sản; làm mất cảm giác ngon miệng,…

Sắt có nhiều trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm; bí ngô, phủ tạng động vật và đặc biệt là tiết. Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng.

Vitamin C

Muốn cơ thể hấp thụ sắt không thể thiếu vtm C. Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng vậy. Thiếu hụt vtm C có thể khiến mẹ bầu bị vỡ màng ối sớm. Đó chính là lý do các mẹ bầu cần bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều cam, chanh; xoài, ổi, dâu tây, súp lơ,.. mỗi ngày.

Iốt

Iot là một vi chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể; tham gia vào quá trình tổng hợp hocmon tuyến giáp. Thiếu iốt dễ dẫn tới bướu cổ, đần độn, tổn thương não. Phụ nữ mang thai thiếu iot có thể gây sảy thai tự nhiên, đẻ non và thai chết lưu..

Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay; chân; nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai khoảng 175- 200mcg iốt mỗi ngày. Nguồn cung cấp iốt tốt nhất là các thức ăn từ biển như cá,cua, tôm, sò, rong biển… Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần sử dụng thêm muối iot để bổ sung đủ iốt.

Kẽm

Bổ sung kẽm cần thiết cho quá trình hình; sửa chữa và hoàn thiện chức năng của AND. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến vô sinh, sinh non, sẩy thai; nhiễm độc thai kỳ hoặc có thể sinh già tháng, thai nhi sinh ra không bình thường. Nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai là khoảng 15mg/ngày. Kẽm có nhiều trong tôm cua, sò ốc, hàu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin E

Vitamin E làm giảm tỷ lệ sinh non hoặc sẩy thai. Đồng thời, đây chính là chất chống ô xy hoá giúp mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ làn da. Lượng vtm E tiêu chuẩn mỗi ngày nên là 15mcg; không nên thừa cũng không có lợi.

Mẹ bầu nên bổ sung VTM E bằng cách ăn các loại giá đỗ, vừng, lạc, đậu tương; mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu,…

Dinh dưỡng trong quá trình mang thai của người mẹ có vai trò rất quan trọng là tiền đề để sinh ra các em bé khỏe mạnh và phát triển. Trên đây là những loại vitamin không thể thiếu trong suốt thai kỳ để mang lại sự phát triển toàn diện cho cả mẹ lẫn con.

Các mẹ có thể dùng thêm viên uống vitamin tổng hợp mỗi ngày để đảm bảo lượng acid folic; calci, vitamin D3, Omega-3 (DHA, EPA),.. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho các mẹ và những bạn ai sắp làm mẹ có hiểu biết đúng mức về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Lưu ý về chế độ ăn và sinh hoạt khi mang thai

– Phụ nữ có thai không nên kiêng khem quá mức. Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý ăn nhiều rau của quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

– Tránh các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, dấm

– Nên chọn các loại thực phẩm tươi, sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

– Nếu bị thai nghén nên chia nhỏ bữa ăn và rải đều trong ngày. Tránh các thực phẩm nặng mùi.

– Phụ nữ mang thai không được làm việc quá sức; chỉ nên làm nhẹ nhàng, vừa phải. Các tháng cuối của thai kỳ cần nghỉ ngơi để giúp con tăng cân và mẹ có sức cho quá trình chuyển dạ.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.

– Giữ môi trường sống trong lành, thoáng mát, tránh xa khói bụi, thuốc lá.

– Đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế. Tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc-xin để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lưu ý về chế độ ăn và sinh hoạt khi mang thai

Dinh dưỡng trong quá trình mang thai của người mẹ có vai trò rất quan trọng; là tiền đề để sinh ra các em bé khỏe mạnh và phát triển. YHG Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho các mẹ và những bạn ai sắp làm mẹ có hiểu biết đúng mức về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nguồn: san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *