Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn có lọc máu

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn có lọc máu

Bệnh suy thận làm giảm chức năng của màng lọc cầu thận ảnh hưởng đến sự đào thải các chất ra khỏi cơ thể. Do vậy, một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, cung cấp đủ và đúng các chất cần thiết cho cơ thể mà lại phù hợp với chức năng thận là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo cho hiệu quả của trị liệu. Vậy bệnh nhân chạy thận nên ăn uống như thế nào? Thiết lập thực đơn cho người chạy thận nhân tạo như thế nào thì hợp lý?

Bệnh suy thận và hậu quả

Khi thận bị suy, các chức năng này bị mất nên bệnh nhân phải được điều trị bằng các biện pháp thay thế thận như lọc máu chu kỳ; lọc màng bụng để loại bỏ các độc chất và lượng nước dư thừa trong máu. Để giúp làm giảm tần suất và tăng hiệu quả của các biện pháp thay thế thận (lọc máu chu kỳ) cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm ở người suy thận giai đoạn cuối; người bệnh cần có một chế độ ăn uống đặc biệt.

Bệnh suy thận và hậu quả 

Hậu quả đối với những người bị suy thận sẽ khiến:

– Giảm khối lượng cơ thể
– Giảm sức lực/hiệu suất sản xuất
– Giảm chức năng miễn dịch
– Giảm khả năng lành vết thương
– Thường xuyên nhập viện
– Giảm chất lượng cuộc sống
– Gia tăng nguy cơ: viêm gan mạn tính, nhiễm trùng, đái tháo đường, ung thư, bệnh tim mạch.

Tham khảo thêm dinh dưỡng cho người bệnh để có thêm kiến thức chăm sóc bạn và gia đình nhé!

Bệnh nhân chạy thận nên ăn uống như thế nào?

Ở những bệnh nhân suy thận, sau khi lọc máu; vẫn có thể xảy ra sự rối loạn về ure, creatinin hay các rối loạn về nội mô. Lúc này việc đưa ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm thiểu những rối loạn xảy ra.

Bệnh nhân chạy thận nên ăn uống như thế nào?

Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho những bệnh nhân suy thận mạn tính; bạn nên lưu ý các nguyên tắc sau khi thành lập thực đơn dinh dưỡng:

Giảm kali: Trong những ngày không lọc máu; bệnh nhân thường bị thiểu niệu, làm tăng lượng kali trong máu có thể gây rối loạn nhịp tim thậm chí ngừng tim đột ngột; tử vong mà không có triệu chứng hay dấu hiệu báo trước nào.

Giảm muối và nước: Lọc máu làm tăng sự tích tụ của natri; nước nên bệnh nhân cần hạn chế uống quá nhiều nước để làm giảm nguy cơ bị phù; tăng huyết áp hay phù phổi cấp. Thiếu máu trong suy thận mạn sẽ gây tình trạng tăng cung lượng tim dẫn đến suy tim. Việc giảm muối và nước trong chế độ ăn uống cũng sẽ giúp hạn chế khả năng xảy ra của tình trạng này.

Cung cấp đạm vừa đủ: Chế độ dinh dưỡng phải cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất. Lưu ý về lượng chất đạm sử dụng trong thực đơn do trong quá trình lọc máu; bệnh nhân sẽ bị mất đi 3-4g đạm trong mỗi chu kỳ lọc máu. Tuy nhiên, cũng không nên bổ sung quá nhiều đạm trong khẩu phần ăn vì nó sẽ gây tăng cao lượng ure; creatinin trong máu ở những ngày trước khi lọc máu. Khi ure máu tăng cao, tăng nhanh sẽ gây hội chứng ure huyết cao với những biểu hiện đau đầu, nôn, xuất huyết tiêu hóa….

Cung cấp năng lượng tối thiểu 35 Kcal/ngày.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn bệnh cũng như tình hình sức khỏe, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo

Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo

Khi đã nắm được nguyên tắc về dinh dưỡng thì câu hỏi đặt ra là bệnh nhân lọc máu nên ăn gì? Thực phẩm nào nên và không nên ăn? Dưới đây là một số lưu ý cụ thể về thực đơn cho người chạy thận nhân tạo.

Tránh xa thực phẩm nhiều Kali

Tránh ăn các thức ăn nhiều kali bao gồm:chuối, đu đủ, cam, chuối, nho, hạt dẻ, cafe hay một số loại rau xanh như cải bắp, súp lơ…

Hạn chế muối

Lượng muối yêu cầu dưới 1500mg/ngày. Việc ăn nhạt cũng có thể giúp bệnh nhân giảm lượng nước đưa vào cơ thể. Tránh ăn các đồ ăn mặn như nước mắm, đồ hộp mặn, cá biển, dưa muối…

Cung cấp vừa đủ đạm

– Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm đặc biệt là ở những bệnh nhân lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng.

– Lượng đạm cần thiết mỗi ngày đối với bệnh nhân chạy thận 1 lần/tuần là 1g/kg cân nặng; bệnh nhân chạy thận 2 lần/tuần là 1,2g/kg cân nặng, chạy thận 3 lần/tuần là 1,4g/kg cân nặng. Lượng đạm có thể được điều chỉnh trong quá trình trị liệu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân; các chỉ số của mức lọc cầu thận.

– Các thực phẩm chứa nhiều đạm cần hạn chế như: thịt nạc, thịt gà, trứng, cá, tôm…

– Cần đảm bảo khẩu phần ăn chứa tối thiểu 50% đạm động vật.

Giảm ăn thực phẩm có chứa nhiều phospho, tăng cường bổ sung canxi

Giảm ăn các thực phẩm và đồ ăn chứa nhiều phospho; tăng cường bổ sung canxi:

– Suy thận giai đoạn cuối, chức năng lọc của thận gần như mất đi hoàn toàn nên không có khả năng đào thải phospho. Lúc này, nếu lượng phospho trong cơ thể tăng cao sẽ gây giảm canxi dẫn đến loãng xương.

– Các thực phẩm chứa nhiều phospho nên hạn chế sử dụng gồm tạng động vật, sữa, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt, coca, bia…

Bổ sung tinh bột như khoai, sắn, đậu…: do tinh bột dễ tiêu hóa, đào thải, giúp giảm thiểu áp lực cho thận trong việc đào thải; đồng thời cũng giúp tránh tình trạng suy dinh dưỡng do chế độ ăn giảm đạm.

Trong điều trị bất cứ bệnh lý nào thì dinh dưỡng cũng luôn là yếu tố quan trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để có sức khỏe tốt.

Trên đây là “Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn có lọc máu”. YHG hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích nhất.

Nguồn: vinmec.com

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *