Bí quyết chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi nhờ vào chế độ ăn uống hợp lý

Bí quyết chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi nhờ vào chế độ ăn uống hợp lý

Suy dinh dưỡng, thấp còi là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2013 cả nước có 15% số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và đến 25,9% số trẻ suy dinh dưỡng thấp còi – là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn.

Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đạt được cân nặng và chiều cao tối ưu, tăng trưởng và phát triển bình thường.

Nguyên nhân và hậu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi thấp so với chiều cao chuẩn, do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu của trẻ, đặc biệt là không cung cấp đủ protein và năng lượng.

Nguyên nhân

Chế độ ăn uống

Chủ yếu do mẹ thiếu kiến thức nuôi con: Cho ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, cai sữa sớm dưới 12 tháng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; Thức ăn sử dụng cho trẻ thường không đảm bảo chất lượng và số lượng theo lứa tuổi.

Có liên quan đến điều kiện kinh tế, chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con.

Ngoài ra có nguyên nhân do trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Nhiễm khuẩn

Nếu không biết cách chăm sóc, trẻ sau những đợt nhiễm khuẩn dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng

Gặp sau khi bị các bệnh lý nhiễm khuẩn như: Viêm phổi, sởi…

Tiêu chảy

Những yếu tố thuận lợi dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng:

– Trẻ đẻ nhẹ cân nhỏ hơn 2500g

– Gia đình đông con, đẻ sinh đôi.

– Mẹ không có sữa hay mất sữa.

– Bà mẹ có chiều cao thấp so với chiều cao trung bình (< 153 cm)

– Điều kiện sống chật chội thiếu ánh sáng.

– Trẻ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh

Hậu quả của suy dinh dưỡng

Bệnh có thể gây những hậu quả nặng nề hay có thể ảnh hưởng tới sự phát triển ở trẻ:

– Là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

– Suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành, dễ mắc bệnh, giảm khả năng đề kháng hơn so với trẻ bình thường.

– Giảm khả năng học tập và năng suất lao động.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư… sau này.

Tham khảo thêm dinh dưỡng cho bé để có thêm kiến thức chăm sóc con mình tốt hơn nhé!

Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ có cân nặng và chiều cao tương ứng với độ tuổi thấp hơn cân nặng và chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng thấp còi thường xảy ra với trẻ dưới 3 tuổi, do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đạt yêu cầu chất lượng.

Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ cao khi trưởng thành sẽ có chiều cao thấp, với trẻ em gái còn có khả năng gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở, nguy cơ đẻ con suy dinh dưỡng thấp còi cao.

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng thấp còi được chia theo nhiều độ tuổi, giai đoạn của trẻ:

– Giai đoạn bào thai: trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ có nguy cơ sinh nhẹ cân, chiều dài thấp. Nguy hiểm hơn là khả năng sinh non, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ sau này.

– Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi: Đây là tiền đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chiều cao lúc 2 tuổi của trẻ bằng 1⁄2 chiều cao lúc trẻ trưởng thành. Vì thế, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận.

– Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và tuổi dậy thì: Trẻ em gái trước khi xuất hiện hành kinh và trẻ em trai trước 17 tuổi là thời gian trẻ phát triển chiều cao nhanh nhất. Nếu bị suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao khi trưởng thành của trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Giai đoạn bào thai

Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng từ mẹ sẽ truyền sang con vì thế người mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

– Mẹ bầu cần uống sắt, acid folic trong suốt thai kỳ

– Những mẹ bầu thiếu canxi cần uống thêm viên canxi để cung cấp đủ canxi cho thai nhi

– Bổ sung đầy đủ năng lượng, protein trong bữa ăn hàng ngày

– Ăn nhiều ngũ cốc, tôm, cua, các chế phẩm từ sữa… để bổ sung canxi

– Dùng muối i-ốt để chế biến thức ăn cho mẹ

– Sau khi sinh, trẻ cần được bú trong vòng 1 giờ đầu tiên

– Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu

– Nên cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn nếu có thể
Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần tiếp tục ăn uống đầy đủ, uống các loại vitamin, sắt, canxi…

Giai đoạn trẻ từ 0 – 2 tuổi

Trẻ bị suy dinh dưỡng giai đoạn từ 0 – 2 tuổi nên cho bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng.

Khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Tăng lượng thức ăn và số bữa ăn theo độ tuổi của trẻ: Trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng/ngày. Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi ăn từ 2 – 3 bữa cháo/ngày. Trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi ăn 3 – 4 bữa cháo/ngày. Trẻ trên 1 tuổi nên ăn 4 bữa/ngày.

Ngoài các bữa ăn cần duy trì lượng sữa hàng ngày cho trẻ.

Một bữa ăn của trẻ nên đầy các nhóm dầu mỡ, đạm động vật, rau củ, tinh bột…

Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, đậu…

Bổ sung vitamin A cho trẻ nếu cần thiết.

Bổ sung kẽm dự phòng.

Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì

Nhu cầu năng lượng của trẻ ở giai đoạn này phụ thuộc vào từng độ tuổi nhất định và phân theo giới tính. Trung bình, trẻ em nữ cần 1.900-2.300kcal/ngày, còn trẻ em nam cần 2.100-2.800kcal/ngày. Trẻ cần được ăn đủ 3 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như:

Đạm động vật và đạm thực vật

Đạm là nguồn cung cấp protein vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đạm hỗ trợ tạo cấu trúc tế bào, tạo nội tiết tố và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

– Trẻ em nam cần 50 – 70g protein/ngày

– Trẻ em gái cần 50 – 60g/protein/ngày

– Đạm động vật từ: thịt, tôm, cua, cá, trứng…

– Đạm động vật từ: đậu nành, lạc, giá đỗ…

Chất béo

Chất béo là dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình tiêu hóa của trẻ. Chất béo giúp hòa tan các loại vitamin A, vitamin E, vitamin D… Ngoài ra, chất béo còn là nguồn năng lượng dồi dào giúp trẻ phát triển thể lực. Cần cân bằng chất béo từ động vật và chất béo từ thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Sắt

Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt như: tiết, gan, thịt bò, trứng, tim… Cho trẻ uống thêm viên sắt hoặc sắt dạng nước để bổ sung lượng sắt cần thiết.

Canxi: Canxi vô cùng quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển chiều cao và giúp xương, răng vững chắc. Trung bình trẻ cần 1000mg canxi/ngày.

Nguồn thực phẩm bổ sung canxi dồi dào gồm: sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua…

Vitamin A

Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh và các loại củ quả màu vàng hoặc đỏ như: gấc, đu đủ, cà rốt… Ngoài ra, vitamin A còn có trong gan, trứng, sữa…

Vitamin D

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: sữa, phô mai, sữa chua,tôm, cua, cá, các loại hải sản…

Kẽm

Kẽm rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ. Trẻ bị thiếu kẽm có thể biếng ăn, ảnh hưởng sự chuyển hóa của các tế bào vị giác.

Nên cho trẻ ăn nhiều tôm đồng, hàu, sò, gan, sữa, trứng, thịt bò, lạc, hạt điều, hạnh nhân…

Vitamin C

Vitamin giúp trẻ hấp thụ tốt sắt, canxi và axit folic. Vitamin C còn giúp trẻ tăng cường sức đề khác, giải nhiệt cơ thể, kích thích tạo dịch mật.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết.

Hi vọng với những thông tin trên của YHG sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều tin tức bổ ích nhất nhé!

Nguồn: vinmec.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *