Ẩm thực Bình Định – điểm hấp dẫn cuốn chân du khách

Ẩm thực Bình Định – điểm hấp dẫn cuốn chân du khách

Là một trong những tỉnh thuộc dãy đất miền Trung, nền ẩm thực Bình Định được xem là một trong những nét tiêu biểu nhất của văn hóa ẩm thực miền Trung nói chung. Vậy điểm hấp dẫn trong ẩm thực Bình Định là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

 Điểm hấp dẫn trong ẩm thực Bình Định

Bình Định là một tỉnh duyên hải thuộc khu Nam Trung Bộ. Cũng như các tỉnh duyên hải khác, Bình Định được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một nguồn thủy hải sản vô cùng đa dạng; và phong phú. Điều này chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của ẩm thực Bình Định. Các món ăn ngon của Bình Định phần nhiều được chế biến từ nguồn lợi thủy hải sản được nuôi trồng; và đánh bắt ngay tại vùng biển địa phương, nên nguyên liệu thường rất tươi ngon vì không phải trải qua quá trình cấp đông hay vận chuyển nhiều.

Một điểm hấp dẫn khác của món ăn Bình Định đó là mang nhiều sắc thái đặc trưng của món ăn miền Trung với vị hơi cay nồng là chủ đạo. Tại Bình Định cũng có nhiều món ăn đặc sản của miền Trung điển hình là các loại bánh như bánh xèo; bánh ít lá gai, bánh bột lọc… hay những loại nem; tré, gỏi…

Một số các món ăn ngon nhất trong ẩm thực Bình Định

Bún chả cá

Đây là món đặc sản nổi tiếng nhất ở thành phố biển Quy Nhơn. Điểm làm nên sự khác biệt so với bún chả cá ở những địa phương khác chính là chả cá; và nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị được nêm nếm kĩ lưỡng theo phương thức gia truyền. Nước dùng chủ yếu được nấu từ xương cá; đầu cá tạo ra vị ngọt dễ chịu, khó quên. Ăn kèm với bún chả cá là chén tương ớt đặc trưng được pha chế chỉ Bình Định mới có.

Mắm nhum

Mắm nhum

Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cách chế biến như sau: Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum. Khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành; rắc một ít muối hạt lên trên. Rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín; nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm nức. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc. Có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán; hay người có cũng chỉ dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân.

Cua huỳnh đế

Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Đề Gi (Bình Định). Cua đế có bộ áo giáp dày và càng; màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân. Que và càng to; cạnh sắc lẻm như dao khác hẳn với các loại cua khác.

Bánh hỏi 

Bánh hỏi 

Bánh hỏi có nguồn gốc từ Diêu Trì; là một món ăn không thể thiếu mỗi buổi sáng của người dân Bình Định. Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Ản kèm với bánh hỏi là lòng; và thịt heo thái miếng. Bên cạnh là một chén cháo nóng hổi cùng nước mắm tỏi ớt. Pha hơi ngọt để phù hợp với khẩu vị của người miền Trung.

Nem chợ Huyện

Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức; không ngọt như nem Lai Vung. Nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua giòn đã miệng. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô; rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi; trái ớt càng tuyệt.

Bánh xèo

Một món ăn nổi tiếng không kém ở đất võ là món bánh xèo tôm nhảy. Người dân chọn lựa rất kỹ những nguyên liệu để làm bánh từ bột gạo. Có quyện một chút bột nghệ; và nước cốt dừa đến những con tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt.

Bánh xèo Bình Định không quá to như trong miền Nam. Mà được đổ trong nhiều khuôn nhỏ; vừa vặn để dễ cuốn ăn cùng bánh tráng. Vị bánh xèo vừa ngọt; vừa giòn lại vừa chua để lại rất nhiều ấn tượng cho các khách từng có dịp thưởng thức. Một số địa phương chế biến bánh xèo ngon là Mỹ Cang (Phù Mỹ); Hoài Đức (Hoài Nhơn),…

Bún tôm

Để có một tô bún tôm Châu Trúc ngon phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là làm bún, gạo được ngâm cho mềm rồi mang đi xay sau đó cho vào túi vải đăng ráo nước. Bột khi đã ráo nước được đưa vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn; người bán bún ép bún từ dặn, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc.

Bún tôm

Tôm dùng nấu bún phải là những con tôm đất được đánh bắt từ đầm Châu Trúc. Hãy còn sống; nhảy tanh tách, bỏ vào cối giã nhuyễn cùng với tí muối, tí ớt… Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm cho vào bát. Cho chút bột ngọt; nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát khuấy đều. Sau đó cho bún vào; rắc mấy cọng hành ngò, chút tiêu. Món này dọn kèm với bánh tráng nướng giòn thơm.

Bún song thằn

Bún Song Thằn làng An Thái (An Nhơn) từ lâu đã quen thuộc trong câu ca. “Nón ngựa Gò Găng, bún song thằn An Thái”. Chắc mọi người còn đang thắc mắc; về cái tên lạ lẫm của loại bún này?. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi làm bún; người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn nổi tiếng ở Bình Định vì có hương vị thơm ngon. Và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Bún song thằn có thể ăn cùng với lòng gà hoặc mua; về làm quà cho người thân.

Gié bò

Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Khi mổ bò; chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Gié bò không phải là món dễ ăn; và chỉ người sành ăn mới khoái khẩu. Tô gié nóng hổi, nước gié màu nâu hơi có chút ánh xanh. Dọn thêm bún tươi; rau sống và bánh tráng mè nướng. Mùi cay nồng của ớt, gừng, sả. Vị chua của lá giang; vị ngọt thanh của nước dừa. Vị đắng nhẹ của gié với bún và rau sống thật hợp.

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là một loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột nếp và lá gai. Bánh khi ăn mềm; dẻo cùng vị ngọt vừa phải rất ngon miệng.

Bánh ít lá gai

Bánh dây

Bánh dây là món ăn có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn; huyện Hoài Nhơn. Đây là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn. Điểm đặc biệt trong công đoạn chế biến đó chính là muốn có bánh dây ngon. Thì phải dùng đến gạo lúa cũ đã thu hoạch từ nhiều tháng trước. Bánh dây ăn cùng một ít dầu hẹ được thoa đều; và đậu phộng giã nhỏ được rải lên. Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon. Tạo nên một món ăn dân dã; mộc mạc nhưng vẫn mang đậm hương vị riêng khó quên của miền đất võ.

Rượu Bàu Đá

Rượu Bàu Đá có nồng độ rất cao, hơn 50 độ; uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon; người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men; dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Khi nấu rượu; cũng không dùng nồi nhôm mà dùng nồi đồng, nắp đậy bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre. Và rượu phải chưng bằng lửa nhỏ mới vắt cạn được tinh chất gạo.

Gỏi cá chình

Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản;trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau; nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu; từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn với bánh tráng nướng; và nước mắm giã gừng.

Bún sứa

Nồi nước lèo chua ngọt, vàng rộm; nóng hổi cùng với đĩa sứa tươi giòn là hương vị khó quên với nhiều du khách từng thưởng thức sứa nước lèo Quy Nhơn, Bình Định. Sứa sau khi bắt được; ngư dân chà rửa sạch nhớt, rồi ngâm với lá ổi hoặc phèn chua cho sứa se lại; và mất đi mùi tanh. Sau một ngày mang ra xả nước lạnh thật kỹ; thái thành miếng là có thể dùng được. Sứa nước lèo phải ăn thật nóng mới ngon. Khi nồi nước lèo sôi sùng sục; với mùi thơm hấp dẫn, bạn có thể nhúng sứa nhanh qua rồi ăn luôn. Âm thanh sựt sựt; lạ tai khi cắn miếng sứa mềm khiến nhiều người tỏ vẻ thích thú.

Bánh tráng dừa

Bánh tráng dừa

Bình Định còn được biết đến là xứ dừa với vùng đất Tam Quan nổi tiếng bởi nhiều món ăn; đồ dùng được chế biến từ những trái dừa. Trong đó, bánh tráng dừa được nhiều người yêu thích; và hay mua về làm quà mỗi khi ghé qua Bình Định. Nhờ có pha chế thêm nước cốt dừa vào trong bột gạo dùng để tráng bánh mà bánh có hương vị thơm ngon; béo ngậy. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ nướng để ăn; và có thể dùng kèm với nhiều món ăn khác.

YHG cám ơn bạn đã đọc bài viết trên. Bài viết này có thể giúp cho bạn biết thêm ẩm thực Bình Định để khi đến đây không còn bỡ ngỡ.

Nguồn: quynhonland.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *