Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có nên ăn đậu phộng hay không?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có nên ăn đậu phộng hay không?

Bà bầu ăn đậu phộng được không là thắc mắc của nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng bà bầu ăn đậu phộng con sinh ra dễ bị dị ứng.

Trong thời gian gần đây, câu hỏi bà bầu ăn đậu phộng (đậu phộng) được không là chủ đề nóng trong các diễn đàn cha mẹ. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn đậu phộng sẽ gây ra dị ứng thai nhi, mẹ nóng trong người và thường bị đầy hơi, khó tiêu.

Dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể

Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển, sinh sản và duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Có 6 thành phần dinh dưỡng chủ yếu

– Tinh bột
– Đạm
– Chất béo
– Vitamin
– Khoáng chất
– Nước

Dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể

Tinh bột, đạm và chất béo là thành phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vitamin, khoáng chất và nước cần thiết để chuyển hóa tinh bột, đạm và chất béo thành năng lượng và là thành tố cấu tạo nên cơ, xương, máu và các thành phần khác trong cơ thể. Nước còn đóng vai trò là môi trường đệm cho các phản ứng hóa học xảy ra và để đào thải chất bã ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu.

Các thành phần dinh dưỡng chủ yếu cần cho cơ thể người.

Chế độ ăn uống khi mang thai

Nói về chế độ ăn uống thì có vô số lời khuyên của bác sĩ; nên ăn những nhóm chất nào để tốt cho cả mẹ và bé ví dụ như: đậu phộng, mè đen,… Bao gồm cả việc các mẹ bầu phải kiêng những nhóm chất có thể gây dị ứng; và không tốt cho quá trình mang thai.

Chế độ ăn uống khi mang thai

Mang thai là thời gian xuất hiện hàng loạt điều không nên làm, không nên hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc, không nên sử dụng các loại chất kích thích, không được lao động chân tay quá nặng, không để cơ thể rơi vào tình trạng stress…

Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu về năng lượng, đạm, vitamin, khoáng chất, và nước cao hơn so với không mang thai. Một chế độ ăn khỏe mạnh và cân bằng trong thai kỳ cần đảm bảo các yêu cầu:

– Cung cấp đủ năng lượng cần thiết để thai phụ tăng cân hợp lý trong thai kỳ.
– Thành phần thực phẩm đưa vào tuân theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng.
– Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
– Uống đủ nước.
– Ăn đủ chất xơ.
– Không hạn chế muối.
– Không uống các chất có cồn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời kì mang thai

Vậy, có nên hạn chế ăn đậu phộng trong thời gian mang thai?

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics.

Mức độ phản ứng dị ứng với hạt đậu phộng nói riêng và các loại hạt nói chung có thể từ nhẹ đến nặng. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, đối với những phụ nữ mang thai không bị dị ứng với các loại hạt và cây họ đậu; việc ăn nhiều các loại hạt và cây họ đậu trong quá trình mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ dị ứng thức ăn cho đứa con lớn lên sau này.

Vậy, có nên hạn chế ăn đậu phộng trong thời gian mang thai?

Những đứa trẻ mà mẹ chúng KHÔNG BỊ DỊ ỨNG và ăn một lượng lớn đậu phộng hay các loại hạt từ 5 ngày trở lên trong 1 tuần; sẽ có nguy cơ phát triển dị ứng thức ăn thấp nhất. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thấy rằng, đối với những bà mẹ có dị ứng thì; nguy cơ dị ứng với đậu phộng và hạt của con họ không giảm.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí The Telegraph cũng chỉ ra rằng:

Nếu mẹ ăn đậu phộng khi mang thai; em bé sinh ra có thể giảm khả năng bị dị ứng sau này (nghiên cứu diễn ra trên 60,000 bà mẹ và trẻ em từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi bé được 7 tuổi). Theo đó, những bé 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng giảm 25% nguy cơ bị hen suyễn. Đối với những bé 7 tuổi, giảm được hơn 30% nguy cơ bị dị ứng.

Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Các triệu chứng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu ăn đậu phộng và cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này bao gồm:

– Ngứa ran trong miệng
– Đau bụng hoặc buồn nôn
– Phát ban, nổi mề đay
– Khó thở
– Sưng lưỡi
– Sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng. Nếu xảy ra sốc, huyết áp sẽ giảm xuống đột ngột; đường hô hấp thắt chặt, nhịp tim tăng lên; có thể xảy ra nôn mửa nghiêm trọng.

Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

Thông thường, dị ứng đậu phộng được chẩn đoán trong vòng hai năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng tiếp xúc; dị ứng có thể không xuất hiện đến nhiều năm sau. Do đó, nếu sau khi mẹ bầu ăn đậu phộng nhưng lại thấy các triệu chứng như trên; hãy đến phòng cấp cứu gần nhất.

Lợi ích của đậu phộng dành cho mẹ bầu

Acid folic là loại vitamin nhóm B cần thiết trong giai đoạn sớm mang thai. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) và Viện Y tế Công Cộng của Hoa Kỳ đã khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 0,4-0,6 mg acid folic mỗi ngày; dù có hay không có kế hoạch mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp đủ acid folic sẽ làm giảm rõ rệt nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và tật vô não một phần hoặc toàn bộ.

Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được rằng; những phụ nữ mỗi ngày nhận được khoảng 400 microgram acid folic trước và trong thời kì đầu mang thai sẽ giảm được nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh khoảng 70%.

Đậu phộng tốt cho thai kì

Thật ra, đậu phộng chứa nhiều protein và folate. Đây là những chất được khuyến khích bổ sung trong thời kỳ mang thai để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh; đặc biệt ở khu vực não và xương sống.

Tất nhiên, sở thích ăn uống và cảm nhận của mẹ bầu có thể thay đổi đáng kể trong thời gian mang thai. Nếu đậu phộng không nằm trong danh sách được cho phép; hãy tìm nguồn thực phẩm chứa protein và folate khác.

Hãy luôn đảm bảo rằng con bạn có một sự khởi đầu hoàn hảo từ những những kiến thức hiểu biết của bạn. Vì các bé xứng đang được hưởng những điều tốt đẹp nhất từ cha mẹ của chúng!

Trên đây là bài viết “Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có nên ăn đậu phộng hay không?”. YHG hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và hữu ích nhất.

Nguồn: songsachfood.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *