Khám phá 11 đặc sản không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến Phú Thọ

Khám phá 11 đặc sản không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến Phú Thọ

Phú Thọ  được coi là đất tổ, vùng đất nguyên thủy là nơi sinh sống của khoảng 34 dân tộc anh em. Do sự đa dạng về sắc tộc này nên ẩm thực. Ở đây cũng vô cùng phong phú và thú vị, với nhiều món ăn độc đáo và đặc sắc.

Trong bài viết này, YHG sẽ giới thiệu cho các bạn về TOP 11 món ăn đặc sản ở Phú Thọ để khi có cơ hội đến nơi đây, mọi người sẽ có cho mình những lựa chọn để thưởng thức.

Đặc sản – Xôi nếp gà gáy

Xôi Nếp gà gáy là một thứ nếp đặc sản ở Phú Thọ, nhất là vùng Yên Lập, và “xôi nếp gà gáy” là một món ăn đặc trưng được làm ra từ thứ nếp này. Gọi là nếp gà gáy là vì nó gắn với một câu chuyện được mọi người truyền miệng cho nhau.

Xôi nếp gà gáy

Cách làm món ăn này làm cũng đơn giản như các món xôi bình thường thôi, chỉ khác ở điểm đó là nếp gà gáy nên đem lại vị đặc trưng và thơm ngon riêng.

Trước hết, gạo phải đãi thật sạch, không cần ngâm nước lâu. Gạo được cho vào chõ, cám gạo tẩm với một chút nước được chát kín chõ xôi để hơi nước không bay ra.

Đun như thế khoảng 2 tiếng là hoàn thành, có thể thêm hành phi thơm để tăng thêm sức hấp dẫn của món ăn.

Xôi nếp gà gáy thường ăn cùng muối vừng mà phải là vừng do dân bản trồng trên nương. Muối vừng thơm thơm hòa với mùi thơm nếp, vị ngon ngọt, dẻo dẻo của xôi tạo nên một mùi vị vô cùng đặc trưng của một món ăn quen thuộc, gần gũi mà thật hấp dẫn và khó quên.

Đặc sản – Xáo chuối Lâm Thao

Xáo chuối là món ăn quen thuộc ở vùng đất tổ; đặc biệt là khu vực Lâm Thao. Món ăn này không chỉ khiến cho những người con xa quê nhớ đến; mà đối với những thực khách khi đến với Phú Thọ cũng rất là ưa chuộng.

Để làm ra tô xáo chuối thơm ngon cũng không đòi hỏi sự cầu kì, phức tạp lắm; với những nguyên liệu chính là chuối, xương sườn;, chút tiết lợm, riềng, nước tương; và quan trọng nhất không thể bỏ qua đó là chuối tiêu.

Muốn ngon thì chuối phải không quá xanh; cũng không được quá già. Trước tiên, chuối được sơ chế và ngâm vào nước muối; để chuối ra hết nhựa. Xương lợn được xào sơ qua với một ít mỡ.

Chuối được trộn với một chút riềng giã nhỏ; nước tương, sau đó đảo đều và để đến khi ngấm gia vị; thì đổ nước vào đun đến khi chuối ;và xương đều chín nhừ thì cho tiết lợn vào; cuối cùng đun tiếp một lúc là hoàn thành.

Ngoài những nguyên liệu chính này; thì cũng có thể thêm một số loại rau khác ;để tăng vị ngon của món này.

Xáo chuối có vị ngòn ngọt, bùi bùi, chuối thì mềm; thấm đẫm gia vị, riềng đem lại mùi thơm lan tỏa; tạo nên một món ăn hết sức hấp dẫn; mang hương vị gần gũi, dân dã nhưng lại chinh phục; được hầu hết thực khách; dù là khó tính nhất.

>> Hãy đọc thêm nhiều tin tức ẩm thực miền Bắc

Đặc sản – Bánh tẻ mật

Bánh tẻ mật là một loại bánh dân dã; sở hữu hương vị dịu dàng, ngọt thanh. Từ rất lâu rồi, bánh tẻ mật đã trở thành một đặc sản; và thường được người dân dùng trong những ngày hội.

Nguyên liệu chính tạo ra món bánh tẻ mật; là gạo tẻ nguyên chất cùng với mật  mía. Gạo đãi sạch rồi để ráo nước; và nghiền thành bột.

Bánh tẻ mật

Bột gạo được cho vào nồi; hòa đều với mật và nước rồi đun cho ráo bột. Khi bột đã đặc quánh lại thì đậy vung kín lại; ủ trong bếp tro đến khi bột bánh chín; trong thi được gói bằng là chuối khô và lạt giang.

Bánh tẻ mật phải được gói thật nhanh tay; để đảm bảo bột còn nóng khi được gói. Sau đó, bánh được cho vào chõ; và hấp cách thủy đến khi chín là xong.

Bánh tẻ mật có màu vàng, được cắt thành từng lát trông khá giống với những miếng khoai lang luộc và cũng cắt thành những lát như vậy.

Bóc bánh ra, mùi thơm của mật ong lan tỏa dịu dàng, kích thích vị giác của mọi thực khách. Bánh tẻ mật có vị ngọt mát, hương vị của quê hương, một hương vị mang lại sự dễ chịu khi thưởng thức.

Đặc sản – Trám om kho cá

Đây là một món ăn mang đậm hương vị quê hương vì có sự xuất hiện của quả trám, một loại quả quen thuộc ở Phú Thọ. Quả trám được kho cùng cá tạo nên một món ăn đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.

Chẳng cần sự cầu kì để có thể chế biến ra món trám om kho cá, nhưng hương vị nó đem lại thi không phải bàn cãi thêm. Trám được chọn phải là quả trám nhà, cùi dày thì món ăn mới ngon.

Trám om kho cá

Trám được ngâm nước cho sạch nhựa, sau đó đun sôi nhẹ rồi để ráo. Quả Trám được tách lấy cùi và bỏ phần hột đi.

Cá được làm sạch và cắt thành từng khúc rồi xếp Cá và Trám xen kẽ thành các tầng => rồi pha tương loãng và đổ vào nồi. Nồi cá này được kho nhỏ lửa đến khi cạn nước là có thể thưởng thức.

Trám om kho cá mang lại vị béo ngậy, quả trám hơi chua, chan chát, hương vị ấy thực sự đậm đà, ăn với cơm trắng thì ngon tuyệt vời luôn. Nếu tò mò về hương vị của món ăn này thì đừng bỏ lỡ khi có cơ hội đến với vùng đất tổ nhé các bạn.

Đặc sản – Bánh sắn

Sắn là loại củ quen thuộc, có vị ngọt bùi và được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Trong đó, không thể không kể đến món bánh sắn, một đặc sản của vùng đất Phú Thọ với hương vị hấp dẫn.

Nguyên liệu để làm bánh sắn rất đơn giản và dễ kiếm: bột sắn nếp, thịt ba chỉ, đỗ xanh, mộc nhĩ, hành khô, lá chuối và một số gia vị khác..

Bột sắn được trộn với nước và muối và nhào thật nhuyễn. Thịt, hành khô, mộc nhĩ băm nguyễn và xào qua với dầu ăn và chút gia vị.

Đỗ xanh ngâm nước nóng rồi đãi vỏ, nấu cơm đỗ rồi thêm chút đường và nắm thành những nắm nhỏ. Bột sắn được chia thành những phần nhỏ rồi cho nhân thịt, mộc nhĩ vào hoặc là nhân đỗ xanh.

Những chiếc bánh này được bọc bởi những chiếc lá chuối để khi sôi, bánh không dính vào nhau. Bánh được xếp vào nồi đồ xôi để hấp cách thủy khoảng 45 phút là bánh hoàn thành.

Bánh có mùi thơm rất hấp dẫn, nó tỏa ra mùi thơm ngậy của sắn. Bánh sắn ăn rất dẻo, phần nhân thì bùi bùi, béo béo cùng với chút thanh mát của lá chuối tạo nên một món ăn dân dã thom ngon khó lòng cưỡng lại.

Đặc sản – Thịt chua

Vâng ! Thịt chua là một món ăn truyền thống của dân tộc Mường ở vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Dần dần nó đã khẳng định được sức hấp dẫn của mình và đã trở thành một đặc sản của vùng dắt tổ.

hịt chua làm cũng rất đơn giản với nguyên liệu quan trọng nhất là thịt lợn, thường là phần thịt nạc thăn, nạc mông và được tách phần nạc riêng, phần bì riêng.

Phần thịt nạc được rửa sạch, để ráo nước rồi áp chảo. Sau đó, thịt được thái thành những miếng vuông to và cho vào máy thái. Bì lợn được cạo sạch, khò qua lửa để bì giòn và săn lại rồi lát thái mỏng.

Sau khi thái xong thì thịt nạc và bì được trộn cùng với thính ngô rồi đậy lại bằng vải sạch và ủ trong phòng có nhiệt độ ổn định khoảng 30 độ C, trong vòng 48 tiếng là được. Cuối cùng, thịt được nhồi chặt vào ống nứa để lên men.

Đúng như tên gọi, món này có vị chua chua của thịt hòa với mùi thơm bùi của thính, tạo nên một hương vị khó quên.

Thịt ăn hơi dai dai, phần bì thì giòn giòn tạo cảm giác thú vị cho thực khách. Món này rất thích hợp để làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè khi đi Phú Thọ về.

Đặc sản – Canh chua rau sắn

Rau sắn là một thực phẩm quen thuộc ở Phú Thọ và được người dân nơi đây tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Canh chua rau sắn là một trong số đó, món này có sự kết hợp giữa rau sắn và cá tạo nên một món ăn mộc mạc nhưng lại rất hấp dẫn.

Nguyên liệu để làm canh chua rau sắn rất đơn giản và dễ kiếm: rau sắn, cá tươi, các loại gia vị: mắm, muối,… Cá tươi được làm sạch, tẩm ướp gia vị, hành rồi rán cùng với dầu và tỏi phi thơm đến khi cá săn lại.

Rau sắn phải được muối chua từ trước; rửa sạch, vắt hết nước rồi  sơ qua với dầu ăn;, hành tỏi, ớt, gia vị.

Khoảng 5 phút thì rau sắn ngấm gia vị rồi cho nước vào, đun đến khi nước sôi thì phần cá đã chuẩn bị trước đó được cho vào và đun đến khi cá nhừ, gia vị nêm nếm cho vừa ăn.

Chỉ đơn giản như vậy là đã có món canh chua rau sắn; để thưởng thức rồi. Món này có mùi thơm nồng; vị chua đặc trưng, vị ngọt đậm đà của cá; mang lại cho thực khách một hương vị mộc mạc; mà thơm ngon khó cưỡng.

Đặc sản – Cơm nắm lá cọ

Cọ là một loại cây rất quen thuộc ở vùng đất Phù Ninh; Phú Thọ – đây được coi là xứ cọ của miền Bắc. Cũng vì quá đỗi quen thuộc mà đến cả lá cọ ;cũng được tận dụng vào ẩm thực, một trong số đó là món cơm nắm lá cọ.

Món ăn này đơn giản chỉ là cơm được nắm lại; và cuộn vào trong lá cọ. Tuy nhiên, đơn giản là vậy nhưng muốn cơm ngon; thì gạo phải là gạo mới, dẻo, thơm ngon; lá cọ phải là lá được lấy từ những cây cọ non; và lá cọ cũng phải chưa già.

Đặc biệt, lá cọ được cắt thành những miếng vuông ;rồi hơ qua lửa và lau sạch. Cơm sau khi chín thì được nắm tròn lại; bằng khăn hót rồi lăn cho nhuyễn và cho vào lá cọ; buộc túm một đầu lại và tiếp tục nắm; để cơm chắc hạt và bám vào lá.

Khi ăn, bóc dần lá cọ ra; một mùi hương thoang thoảng của gạo mới hòa quyện với mùi của lá cọ; gây kích thích vị giác dù đơn giản chỉ là cơm. Cơm nắm lá cọ thường được chấm với muối vừng; ăn rất ngon.

Đặc sản – Xôi cọ

Cũng giống như Cơm nắm lá cọ, lại một lần nữa cây cọ trở thành nguyên liệu cho ẩm thực. Nhưng lần này không phải lá cọ mà là quả cọ. Với sự sáng tạo của mình, dân tộc Tày ở đây đã làm ra được một đặc sản cho quê hương.

Nguyên liệu chính cho món Xôi cọ là gạo nếp nương và quả cọ nếp. Quả cọ được chọn thường là những quả có vị béo, ngậy, quả cọ được tách ra và lấy phần thịt màu vàng để nấu xôi.

Gạo nếp nương được ngâm nước qua đêm rồi vo sạch và đồ chín trong chõ, khi xôi chín sẽ được trộn đều với phần thịt cọ màu vàng.

Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo, xôi phải trộn thật nhuyễn, đều tay, dần dần Xôi sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng óng rất bắt mắt. Ngoài ra, có thể trộn thêm cả hành mỡ đã phi thơm vào để thêm phần hấp dẫn cho món ăn.

Xôi cọ thường được ăn với muối vừng để tạo nên một hương vị riêng biệt khó quên. Xôi cọ có vị thơm dẻo kết hợp với mùi vị độc đáo của quả cọ tạo nên một món ăn dân dã nhưng chinh phục được mọi thực khách dù là khó tính nhất.

Đặc sản – Bánh tai

Tiếp tục là một món ăn đậm đà hương vị quê hương, bánh Tai từ lâu đã trở thành một đặc sản, chỉ cần nhắc đến ẩm thực Phú Thọ là nghĩ ngay tới bánh Tai.

Nguyên liệu chính làm nên món bánh Tai là bột gạo tẻ, thịt nạc vai, hành tím, nước ấm và các loại gia vị. Thịt nạc vai được rửa sạch, băm nhỏ và trộn đều với hành tím, tiêu, mắm, hạt nêm để làm phần nhân.

Bột gạo tẻ được trộn với một chút muối rồi nắm chặt thành hình tròn và đem luộc qua nước sôi hoặc hấp cách thủy. Bột luộc khoảng 15 phút là chín rồi giã chơ tơi rồi từ từ thêm nước để nhào bột thật dẻo.

Bột được nặn thành hình bầu dục và ấn dẹt, cho phần nhân vào giữa và gấp miệng bánh lại để tạo cho bánh hình bán nguyệt. Cuối cùng, bánh được hấp cách thủy khoảng 30 phút là hoàn thành.

Bánh có hình dạng giống chiếc tai, phần vỏ bánh mềm, dẻo, phần nhân thì thơm ngon vị thịt cũng như các gia vị tẩm ướp. Món này không quá cầu kì nhưng vẫn hấp dẫn thực khách bởi hương vị đơn giản ấy.

Rêu đá người Mường

Rêu đá người Mường được người Mường lấy về từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt. Bạn có thể thưởng thức miễn phí khi đến thăm các vùng cao, địa bàn sinh sống của người Mường ở Phú Thọ.

Rêu đá là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Mường ở nơi đây. Đang trên đường đi “hái” rêu đá, bà Hoàng Thị Lan (dân tộc Mường, ở Bản Ú, Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết, thông thường rêu đá có vào mùa đông. Tuy nhiên, rêu đá chỉ mọc tại nơi có dòng nước suối trong, càng những nơi nước chảy siết thì nơi đó có nhiều rêu đá. Không dừng lại là một món ăn truyền thống của người đồng bào dân tộc Mường, món ăn này còn cung cấp chất dinh dưỡng, giúp lưu thông khí huyết, giải độc cơ thế, bình ổn huyết áp cho cơ thể…

Lời kết

Vâng ! Trên đây là TOP 11 món ăn đặc sản ở Phú Thọ mà chúng ta không nên bỏ lỡ khi có cơ hội đến với vùng đất này.

Tất cả các món ăn đều rất hấp dẫn và kích thích vị giác phải không nào. Nếu thấy bài viết này của YHG hay thì nên chia sẻ bài viết này và thảo luận thêm ở phía bên dưới nhé. 

Nguồn: blogchiasekienthuc.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *