Bật mí chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh tim mạch

Bật mí chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh tim mạch

Trên thế giời cứ 3 giây lại có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Cứ 6 giây thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 7 giây lại có 1 trường hợp đột quỵ. Các bệnh viện thì luôn quá tải những bệnh nhân nhập viện vì không phát hiện và điều trị sớm bệnh tim mạch dẫn đến suy tim.

Suy tim đang càng gia tăng kể cả về số người mắc bệnh và số ca tử vong; nhiều người đã không thể quay trở lại cuộc sông khỏe mạnh bình thường luôn cảm thấy căng thẳng, lo âu, thấp thỏm không biết mình sống được bao lâu.

Ở Việt Nam, bên cạnh bệnh thấp tim và các bệnh van tim do thấp còn chiếm khá cao; các bệnh lý mạch vành; tai biến mạch máu não; bệnh động mạch ngoại vi và phình động mạch chủ ngực; bụng đang trở thành nhóm bệnh chính gây tử vong.

Tìm hiểu sơ lược về bệnh tim mạch

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch được xác định; nhưng phần lớn tập trung vào chế độ ăn và lối sống. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm hút thuốc lá; thừa cân và béo phì; tăng huyết áp; rối loạn mỡ máu; tiểu đường và lối sống ít vận động. Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và tác động cộng hưởng. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch sẽ cao hơn nhiều.

Những yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi và kiểm soát được; như ngừng hút thuốc lá; kiểm soát huyết áp; điều chỉnh rối mỡ máu; kiểm soát cân nặng; tăng cường vận động… điều chỉnh chế độ ăn vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị bệnh.

Tham khảo những bài viết về dinh dưỡng bệnh lý để biết cách chăm sóc người bệnh nhé!

Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch

Những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống trong những năm vừa qua đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây ở hầu hết các nước đang phát triển; trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thường rất phức tạp; bao gồm yếu tố di truyền; lối sống và chế độ ăn.

Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch

Cho đến nay, để thay đổi các yếu tố di truyền còn khó khăn; nhưng đã có thể điều chỉnh được lối sống và chế độ ăn nhằm làm giảm bớt các yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng. Trong những năm gần đây, mối liên quan giữa chế độ ăn uống với bệnh tim mạch đang được quan tâm chú ý. Vì đây là một nhân tố quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh tim mạch khác ví dụ như tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch hợp lý và khoa học.

Trong số các nguyên nhân dinh dưỡng liên quan đến bệnh tim mạch; hai nguyên nhân thường được nhắc đến nhiều nhất là lượng muối và lượng cholesterol trong khẩu phần. Chế độ ăn nhiều muối đã được chứng minh là có thể làm tăng huyết áp trong khi chế độ ăn nhiều cholesterol được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ngoài lượng muối và cholesterol trong khẩu phần; các yếu tố dinh dưỡng sau đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Ăn quá nhiều protein

Ăn quá nhiều protein làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và thúc đẩy tiến triển các bệnh về mạch máu; đặc biệt ở thận

Tiêu thụ quá nhiều rượu

Nam giới uống trên 3-5 ly tiêu chuẩn/ngày và nữ giới uống trên 2-3 ly tiêu chuẩn/ngày sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn.

Thừa cân béo phì

Những người bị thừa cân có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp hai lần so với những người có cân nặng bình thường.

Một số lý do khác

Hút thuốc lá

Lười vận động

3 chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

3 chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Hiện nay, những chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch nổi tiếng được nhiều người theo đuổi luôn có tác động tích cực đến bệnh tim mạch và sức khỏe tim mạch; chẳng hạn như:

Chế độ ăn ít tinh bột (Low-Carbohydrate Diets)

Theo Nordman và cộng sự, chế độ ăn ít tinh bột giúp giảm lượng triglycerides (TG) và tăng lượng HDL-cholesterol (HDL-C). Một số nghiên cứu đưa ra kết luận rằng chế độ ăn ít tinh bột có những ảnh hưởng tích cực đến cân nặng và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chế độ ăn ít tinh bột có hiệu quả nhất trong việc giảm cân; giảm lượng triglyceride và tăng lượng HDL-C; so với chế độ ăn ít chất béo và chế độ ăn Địa Trung Hải.

Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet)

Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha năm 2013 đã kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải đi kèm với dầu olive làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch trên các những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH Diet)

So với chế độ ăn thông thường; chế độ ăn DASH từ những năm 2006 đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa tăng huyết áp; giảm huyết áp tâm thu và tâm trương khi kết hợp với thay đổi lối sống trở lành mạnh hơn (giảm cân, tập thể dục, hạn chế nghiêm ngặt lượng natri và rượu) ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Những lưu ý người bệnh tim mạch nên biết

Nếu không áp dụng những chế độ ăn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch cụ thể như trên thì người mắc bệnh hoặc một người khoẻ mạnh cũng cần phải lưu ý đến những điểm sau để có một trái tim khỏe mạnh:

Ăn ít natri (muối)

Luôn là điểm mấu chốt của nhiều chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo cho người khỏe mạnh để phòng chống các bệnh tim mạch. Dữ liệu từ rất nhiều quốc gia cho thấy rất nhiều người tiêu thụ lượng muối cao gấp nhiều lần so với mức khuyến nghị nạp ít hơn 5gam một ngày của WHO năm 2011 để phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch. Vì vậy, cần hạn chế lượng muối ăn vào mỗi ngày xuống dưới 5g/ngày trong phòng ngừa các bệnh tim mạch và nếu để hỗ trợ cho hạ huyết áp thì nên dưới 1,7g natri/ngày.

Rau củ và trái cây

Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc mỡ máu giảm khi tiêu thụ trái cây mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ rau củ và trái cây có liên quan đến việc hạ huyết áp. Cơ chế của rau củ tác động đến sức khỏe vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nhưng giả thuyết về chất chống oxy hóa và chất xơ được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Rau củ và trái cây cũng được coi là những thực phẩm có chứa ít calo; ít natri và giúp no lâu. Mặc dù thiếu những kết quả nghiên cứu khẳng định; Hiệp hội tim mạch Mỹ vẫn đưa ra khuyến cáo vào năm 2013; nên nạp ít nhất khoảng 8 phần rau củ và trái cây một ngày.

Trứng và chế độ ăn có nhiều cholesterol

Cho đến nay việc giảm cholesterol vẫn là một khuyến nghị của rất nhiều hiệp hội tim mạch trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm dự phòng bệnh tim mạch. Trứng được coi là thực phẩm giàu cholesterol (khoảng 141-234mg/quả). Từ những năm 1970 trong nhiều chế độ ăn khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ trứng; chỉ khoảng 2-4 quả một tuần đối với quần thể người khỏe mạnh. Tuy nhiên từ những năm 2015 cho tới nay, nhiều hội tim mạch đã giới hạn lượng cholesterol nạp vào hàng ngày là 300mg nên ăn một quả trứng mỗi ngày thì không hề vượt quá hàm lượng cholesterol mỗi ngày nếu không dung nạp quá nhiều cholesterol từ các thực phẩm khác.

Protein của trứng là protein chuẩn; trứng chứa lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh; bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn một quả trứng mỗi ngày không làm tăng nồng độ cholesterol trong máu; kể cả với những người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch. Mặc dù vậy, việc khuyến nghị tiêu thụ bao nhiêu trứng giúp bảo vệ sức khỏe vẫn chưa đạt được sự đồng thuận của nhiều tổ chức và giữa các quốc gia.

Hạn chế chất béo xấu

Chế độ ăn uống nên có lượng axit béo dạng trans thấp hoặc rất thấp (dầu và chất béo đã hydro hóa); lượng chất béo dạng trans nạp vào cơ thể cần ít hơn 1% tổng lượng năng lượng nạp vào mỗi ngày. Chế độ ăn nên cung cấp lượng axit béo không bão hòa trong khoảng từ 6 đến 10% tổng lượng năng lượng nạp vào hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng cần có sự cân bằng giữa lượng nạp vào của axit không bão hòa; cụ thể; các axit béo omega-3 cần chiếm 1-2% tổng năng lượng nạp vào và các axit omega-6 cần chiếm 5-8% tổng lượng năng lượng nạp vào hàng ngày.

Tiêu thụ cá thường xuyên (1-2 lần/tuần) được khuyến cáo để giúp bảo vệ bệnh mạch vành và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Ngoài chế độ ăn, việc luyện tập thể thao cũng rất tốt với người mắc bệnh tim mạch. Hãy cố gắng luyện tập 30 phút/lần; 4-6 lần/tuần. Các bài tập thích hợp với người bệnh tim mạch bao gồm: đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà, cắt cỏ…

Một số thực phẩm cho người mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống và luyện tập là một phần rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Nếu bạn ăn uống không lành mạnh và không luyện tập thể thao; cũng như chưa thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói riêng và các vấn đề sức khoẻ khác nói chung của bạn sẽ tăng lên; bao gồm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh tim mạch. Hi vọng sẽ đem đến cho bạn và gia đình bạn những thông tin bổ ích nhất. Hãy theo dõi YHG để cập nhật những tin tức hay và mới nhất nhé!

Nguồn: viamclinic.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *