Làm gì để hạn chế say và đỏ mặt khi uống rượu bia trong ngày Tết?

Làm gì để hạn chế say và đỏ mặt khi uống rượu bia trong ngày Tết?

Trong bữa tiệc Tết khó tránh khỏi việc nhậu nhẹt, uống nhiều rượu bia vậy làm sao để hạn chế tình trạng mệt mỏi do say xỉn? Hãy tham khảo những mẹo sau đây!

Sau khi uống bia, cơ thể bạn không những cảm thấy mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến một số hành vi sai trái hoặc có thể dẫn đến tai nạn giao thông.

Vậy thì bỏ túi ngay những cách uống bia không bị say để bạn vừa không bỏ lỡ những cuộc vui cùng bạn bè mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi những buổi liên hoan, tiệc tùng cùng bạn bè và những người thân yêu. Và trong những cuộc vui như vậy thì bia rượu là những thức uống không thể thiếu. Nhưng uống bia, uống rượu như thế nào để không say, không đỏ mặt, không hại sức khỏe thì bạn đã biết chưa?

Các nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu bia

Các nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu bia

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu có tên tiếng Anh là alcohol flush reaction. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khi rượu bia đi vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng tăng vọt huyết áp trong thời gian ngắn. Khi nồng độ cồn của rượu bia hòa vào máu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyd khá độc tính, làm ảnh hưởng chức năng chuyển hóa và thanh lọc gan.

Khi chất này đi vào cơ thể, nếu không thể chuyển hóa được sẽ gây giãn mạch máu, làm tốc độ di chuyển của mạch máu bị chậm lại, sau đó sẽ tăng lên để phù hợp với thành mạch giãn nở. Chất cồn trong rượu bia sau khi được đào thải (hòa tan vào máu và ra ngoài bằng đường tiểu tiện) thì mạch máu trở về trạng thái cũ. Tuy nhiên, tốc độ di chuyển mạch máu khi đã quen với thành mạch giãn nở sẽ gây ra hiện tượng cao huyết áp khi thành mạch co lại, cực kỳ nguy hiểm,

Các chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo rằng lượng acetaldehyde tích cụ cao dẫn đến nguy cơ bệnh ung thư vòm họng và khoang miệng. Do đó, cần tiêu thụ cồn một cách có cân nhắc và cẩn trọng.

Trước khi uống rượu bia thì cần ăn gì?

Cung cấp thực phẩm giàu chất béo

Cung cấp thực phẩm giàu chất béo

Thức ăn có nhiều chất béo sẽ tạo ra một lớp màng ở niêm mạc dạ dày và ruột, lớp màng này làm chậm quá trình hấp thu cồn vào máu giúp bạn lâu say rượu hơn và gan có nhiều thời gian hơn để chuyển hóa cồn. Vì vậy trước khi nhập tiệc bạn nên ăn các thức ăn nhiều chất béo như phô mai, bơ,… sẽ giúp giảm tác hại của cồn lên cơ thể.

>>> Đọc thêm các bài viết về mẹo vặt gia đình

Hãy ăn bánh mì nướng

Hàm lượng carbon có trong bánh mì sẽ hấp thu một phần chất cồn, giúp bạn lâu bị say hơn.

Uống nhiều sữa

Uống nhiều sữa

Sữa sẽ giúp hạn chế sự chuyển hóa acetaldehyde, hạn chế sự hấp thu rượu vào trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể, bảo vệ và giảm độ kích thích của rượu với dạ dày.

Sử dụng vitamin và các loại chất chống oxy hóa

Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống oxy hóa trước khi uống rượu, bia cũng là một trong những biện pháp chống say hiệu quả.

Ăn 1 chén cơm

Ăn 1 chén cơm

Trước khi nhập tiệc bạn ăn 1 chén cơm giúp ngăn cản sự tiếp xúc của chất cồn với niêm mạc dạ dày và ruột, nhờ đó uống rượu lâu say hơn.

Nên ăn sữa chua

Trong sữa chua có lượng keo thực vật lớn nên sữa chua giữ được trong dạ dày lâu hơn, giúp giảm nồng độ cồn và bảo vệ bao tử hiệu quả hơn.

Lúc nhập tiệc thì nên làm gì?

Trong quá trình ăn tiệc, có một số cách để bạn lâu bị say và cơn say cũng nhẹ nhàng hơn. Bạn nên tham khảo 1 số cách sau:

Uống chậm rãi

Uống chậm rãi

Để gan có thời gian chuyển hóa cồn bạn nên uống thật chậm, vừa cảm nhận hương vị của thức uống vừa giảm tác hại của bia, rượu lên cơ thể.

Uống nước lọc và ăn đồ ăn xen kẽ

Hầu hết các trường hợp say diễn ra là do cơ thể bị thiếu nước. Uống nước lọc hoặc nước ép trái cây giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu đồng thời kéo dài thời gian không để chất cồn tấn công ồ ạt vào cơ thể.

Nên uống đồ uống có nồng độ cồn nhẹ

Nên uống đồ uống có nồng độ cồn nhẹ

Nếu bạn không quen uống rượu bia, hãy chọn loại đồ uống có nồng độ cồn thấp như rượu trái cây, rượu vang,… Đồ uống có nồng độ cồn càng cao thì càng dễ say và cơn say cũng gây khó chịu nhiều hơn.

Không nên hòa lẫn nhiều loại rượu bia và nước có gas

Một số người có thói quen trộn lẫn rượu bia và nước có gas để uống; đây là việc làm tai hại vì khi pha trộn; các bọt khí trong nước có gas; đẩy nhanh quá trình thẩm thấu chất cồn vào máu làm chúng ta say nhanh hơn.

Không hút thuốc khi đang nhậu

Không hút thuốc khi đang nhậu

Thuốc lá cũng là một tác nhân đẩy nhanh sự hấp thu của chất cồn vào cơ thể; hơn nữa hút thuốc lá còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm mà ung thư phổi là một trong số đó.

Không uống những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine

Những ly cocktail hỗn hợp rất ngon miệng; nhưng khiến cơ thể mất nước nhiều hơn; đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu; làm cơn say của bạn nặng nề, tồi tệ hơn

Một số bí quyết giúp bạn đỡ mệt mỏi sau khi uống say

Sau khi uống say, cơ thể choáng váng, mệt mỏi; bạn hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để giảm tình trạng này.

Đi ngủ

Đi ngủ

Khi say rượu cơ thể cần thời gian để hồi phục; vì vậy ngủ là cách tốt nhất. Trước khi đi ngủ bạn nhớ đắp chăn ấm để đề phòng cảm lạnh; và chườm khăn mát lên trán nếu thấy nhức đầu nhé.

Nên uống nhiều nước

Bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống nước lọc; hoặc nước ép trái cây, nước dừa,… mỗi khi tỉnh giấc; vì mất nước là một trong những nguyên nhân chính làm bạn say rượu.

Sau khi thức giấc bạn hãy bổ sung năng lượng bằng thức ăn lỏng để để cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Cung cấp muối khoáng và vitamin cho cơ thể

Nếu bạn bị nôn ói sau khi say rượu có nghĩa là cơ thể vừa bị mất nước; vừa mất đi một lượng muối khoáng và vitamin. Hãy bổ sung muối khoáng và vitamin sẽ tránh tình trạng mất sức, mệt lả.

Bạn cũng có thể ăn các trái cây giàu kali và vitamin C; như cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi;… để bổ sung lượng kali bị mất đi đồng thời hồi phục cơ thể nhanh hơn.

Uống cà phê sau khi thức dậy

Uống cà phê sau khi thức dậy

Sau khi thức dậy sau cơn say, 1 tách cà phê giúp bạn tỉnh táo, giảm đau đầu.

Nên ăn trứng

Chất cysteine có trong trứng giúp phá vỡ lượng chất cồn còn lại trong cơ thể; vì vậy hãy ăn món trứng sau khi tỉnh khỏi cơn say rượu nhé.

Trên đây là một số cách để giảm say rượu; trang YHG hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong dịp Tết này nhé!

Nguồn: dienmayxanh.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *