Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho là những triệu chứng của bệnh cảm. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần được biết cảm nên ăn gì giúp dịu các triệu chứng khó chịu.
Cảm là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là vào lúc cuối năm khi công việc nhiều và thời tiết cũng lạnh hơn. Ngoài việc điều trị đúng cách thì vấn đề bị cảm nên ăn gì cũng rất quan trọng. Hãy cùng YHG tìm hiểu những thực phẩm giúp cơ thể mau khỏe lại khi bị cảm nhé!
Mục lục
Làm thế nào để chữa bệnh cảm?
Cảm lạnh: Theo các nhà khoa học, có hơn 200 chủng virus có liên quan đến cảm lạnh, bởi vậy thật khó để phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh này. Mọi người thường hay bị cảm lạnh trong những ngày trời mưa và lạnh bởi một số loại virus gây cảm lạnh xuất hiện theo mùa và xảy ra thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm hơn trong thời tiết lạnh.
Nếu không may bị cảm lạnh; bạn có thể dùng một số loại thực phẩm như dưới đây để làm dịu các triệu chứng cảm lạnh và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng:
Cảm cúm: Tương tự Virus cúm là tác nhân gây bệnh cảm cúm. Do đó, bạn sẽ không thể dùng kháng sinh trong trường hợp này. Thay vào đó, thuốc kháng virus sẽ giúp bạn đối phó với cơn cảm cúm.
Thuốc kháng virus
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus cho bạn để giải quyết tình trạng cảm cúm. Hai loại thường thấy nhất là oseltamivir và zanamivir.
Mặt khác, bạn nên lưu ý rằng chỉ những ai đáp ứng đủ hai yếu tố dưới đây mới có thể sử dụng thuốc kháng virus; bao gồm:
– Người từ 12 tuổi trở lên.
– Triệu chứng cảm cúm phát sinh chưa quá 48 giờ.
Thêm vào đó, thuốc kháng virus cũng có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục tại nhà để tăng tốc độ quá trình đẩy lùi cơn cảm; chẳng hạn như:
– Nghỉ ngơi.
– Hạn chế tiếp xúc với người khác nhiều nhất có thể.
– Duy trì thân nhiệt ổn định.
– Bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
– Tránh xa những thức uống chứa cồn như rượu, bia…
– Bỏ thuốc lá.
Thêm vào đó, chú trọng vào vấn đề khi bị cảm cúm nên ăn gì cũng là một cách để bạn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể; từ đó tạo tiền đề cho việc khôi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Tham khảo thêm dinh dưỡng cho người bệnh để có những kiến thức chăm sóc bạn và gia đình tốt hơn nhé!
Những thực phẩm trị bệnh cảm không nên bỏ qua
Sữa chua
Với nguồn protein phong phú; sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc phòng vệ của cơ thể. Ăn sữa chua khi đang bị cảm lạnh; cảm cúm sẽ giúp bạn bổ sung probiotics để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời sữa chua cũng giúp tăng cường miễn dịch và giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Khi mua sữa chua, bạn nên chọn loại có chứa nhiều vitamin D; vì hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp cũng có liên quan đến nguy cơ cảm lạnh và cảm cúm cao.
Các loại hạt
Các loại hạt dù còn tươi hay đã qua sơ chế; chế biến cũng đều giàu protein và chất béo tốt. Những loại chất béo có trong các loại hạt sẽ giúp da và màng nhầy khỏe mạnh; tránh được sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, một số loại hạt còn chứa selen, vitamin D, kẽm và đồng, tất cả các chất này đều có vai trò duy trì và tăng cường hệ miễn dịch.
Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dưỡng chất này sẽ giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng bằng cách giữ cho da và mô trong cơ thể luôn được khỏe mạnh. Trung bình, ăn một củ khoai lang là bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết trong ngày cho cơ thể.
Nước
Khi cơ thể bị mất nước, tất cả các cơ quan sẽ đều phải chịu ảnh hưởng; đặc biệt là hệ miễn dịch. Vì lý do này, nước và các loại đồ uống không chứa calo sẽ rất cần thiết để giúp bạn chiến đấu lại với bệnh tật. Nếu bạn không thích uống nước lọc vì cảm thấy đắng miệng và nhạt nhẽo thì hãy dùng các thức uống không đường hay nước ép cam. Ngoài nước ép hoa quả; bạn vẫn nên uống khoảng 2 – 3 ly nước lọc mỗi ngày.
Gừng
Trong các tác dụng chữa bệnh của gừng thì giải cảm; giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh; cảm cúm là công dụng được nhiều người biết và áp dụng nhất. Vì có tính ấm nên bạn có thể ngậm 1 lát gừng mỏng trong miệng; uống một tách trà gừng hay nấu canh cải gừng với cá cũng đều có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết và làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
Trứng
Nhiều người cho rằng khi bị cảm thì không nên ăn trứng; nhưng thực tế phần lớn các chuyên gia đều đồng tình rằng trứng là loại thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch. Trứng rất giàu dưỡng chất cần thiết; như protein, kẽm, selen và nhiều loại vitamin quan trọng khác. Khi ăn trứng, bạn nên ăn cả lòng đỏ bởi lòng đỏ có chứa hàm lượng protein cao.
Cá béo
Ăn các loại cá béo như cá hồi; cá ngừ hay cá trích sẽ làm tăng hoạt động của tế bào bạch cầu. Đây là một phần quan trọng của hệ miễn dịch trong cơ thể. Do đó, bạn nên thêm cá béo vào chế độ ăn của mình; đặc biệt là trong những ngày trời trở lạnh hay khi có dấu hiệu bị cảm. Nếu không thích ăn cá, bạn nên bổ sung DHA thông qua dầu cá.
Rau xanh
Những loại rau lá màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin; khoáng chất nên có khả năng làm tăng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Chúng cũng giúp phục hồi cơ thể nhanh hơn khi bạn bị ốm. Một số loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi; bông cải xanh sẽ thực sự là món ăn ngon và bổ dưỡng cho bạn trong những ngày bệnh cảm lạnh, cảm cúm “ghé thăm”.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh cảm cúm. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn cũng như sự tư vấn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp nặng bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị sớm.
Hi vọng bài viết của YHG sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất. Cảm ơn đã đọc bài viết này nhé!
Nguồn: nhatnhat.com