Những sai lầm bạn thường mắc phải khi dọn dẹp nhà cửa

Những sai lầm bạn thường mắc phải khi dọn dẹp nhà cửa

Nếu bạn mắc phải những sai lầm này, công sức dọn dẹp, giữ gìn nhà sạch sẽ gần như vô ích, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Cuối tuần là thời gian mà không ít người sẽ tranh thủ thời gian này để có thể dọn dẹp, trang hoàng lại ngôi nhà của mình. Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng vì sao rõ ràng dọn nhà để nhà sạch thế nhưng sao càng làm nhà lại càng bẩn hơn? Hãy để trang YHG điểm danh lại những sai lầm khi dọn dẹp nhà cửa ngay nhé!

Lau cả nhà bằng một chiếc khăn hay miếng giẻ

Lau cả nhà bằng một chiếc khăn hay miếng giẻ

Dù cho bạn có lựa chọn lau nhà bằng dung dịch tẩy rửa thế nhưng việc chỉ dùng một miếng giẻ để lau thì bụi, vi khuẩn vẫn sẽ bị dính từ nơi này sang nơi khác. Thử tưởng tượng xem, ngàn vi khuẩn từ nhà bếp lại theo khăn lau “leo” vào phòng ngủ và ngự trị ở đó sẽ khủng khiếp thế nào.

Cách khắc phục thì quá đơn giản, bạn chỉ cần phân ra mỗi khu vực cần lau dọn như nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, bàn ghế, sàn nhà… – mỗi nơi bằng một chiếc khăn lau, miếng giẻ khác nhau là được thôi.

Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt đồ vật

Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó là việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn. Lý do là bởi bụi gặp chất lỏng sẽ dễ bám vào bề mặt vật dụng hơn.

Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chất rửa mà còn ngăn vết bẩn đọng lại.

Quét sàn nhà bằng chổi

Quét sàn nhà bằng chổi

Đối với nhiều người, quét sàn là phương pháp nhanh chóng để làm sạch sàn nhà.

Nhưng làm việc với một cây chổi khó có thể đem lại hiệu quả. Kiểu dọn dẹp này không thể loại bỏ tất cả bụi bẩn trong nhà bạn.

Trái lại, các hạt bụi bay lên không khí và lắng xuống đồ đạc của bạn, trong khi các hạt bụi nhỏ khác lọt vào lớp phủ của sàn nhà, khiến nó trông bụi bặm.

Đó là lý do tại sao bạn nên dùng máy hút bụi. Nó sẽ khiến căn nhà được làm sạch kỹ lưỡng trong một thời gian dài hơn.

Dùng thớt nhựa thay vì thớt gỗ

Dùng thớt nhựa thay vì thớt gỗ

Nhiều người cho rằng, dùng thớt nhựa vệ sinh hơn thớt gỗ tuy nhiên điều này không chính xác. Theo đó, khi thớt nhựa bị xước, vi khuẩn sẽ bám vào những vết xước này. Vì vậy, khi sử dụng để cắt thức ăn vi khuẩn có thể sẽ gây hại cho sức khỏe bạn.

Làm sạch thớt bằng nước rửa chén

Chất tẩy rửa chén có hiệu quả loại bỏ cặn thức ăn từ thớt. Nhưng các vết trầy xước và vết cắt trên các bảng thớt sẽ hấp thụ dung dịch xà phòng. Sau đó chúng sẽ được chuyển sang bất kỳ thực phẩm nào khác sẽ được cắt nhỏ trên bề mặt, gây hại cho người ăn.

Bỏ bã cà phê và nước luộc mì, gạo vào bồn rửa

Bỏ bã cà phê và nước luộc mì, gạo vào bồn rửa

Bã cà phê đổ vào bồn rửa thường gây tắc nghẽn cống. Điều tương tự cũng xảy ra với nước còn sót lại sau khi nấu mì ống hoặc gạo. Bạn có thể nhanh chóng làm sạch bát, đĩa nhưng lại làm tăng nguy cơ tắc nghẽn cống.

Không đóng rèm cửa vào lúc nắng

Những người có căn hộ nằm ở phía nắng nên đặc biệt chú ý đến điểm này. Nếu bạn muốn đồ nội thất và sàn gỗ của bạn luôn mới, hãy đảm bảo đóng rèm cửa trong thời gian nóng nhất vào ban ngày. Do ảnh hưởng của tia UV, đồ nội thất và sàn gỗ có thể nhanh chóng bị xỉn và phai màu.

Thu dọn giường ngay lập tức sau khi thức dậy

Thu dọn giường ngay lập tức sau khi thức dậy

Khi dọn giường ngay sau khi ngủ dậy, bạn sẽ tạo ra một môi trường tốt cho vi khuẩn, bởi vì hơi ẩm mà cơ thể bạn để lại trên tấm trải giường vào ban đêm không có cơ hội bốc hơi.

Các nhà khoa học khuyên bạn nên di chuyển hoàn toàn chăn ra khỏi nệm; sau khi bạn thức dậy để cho tấm trải khô, sau đó mới nghĩ đến chuyện dọn dẹp.

Treo khăn lông trong nhà tắm

Treo khăn lông trong nhà tắm

Khăn treo trên móc trong phòng tắm có thể trở thành nơi sinh sản thực sự cho nấm và vi khuẩn. Độ ẩm, nhiệt và oxy là nơi sinh sản lý tưởng cho chúng. Đó là lý do tại sao để không làm hại làn da của bạn; bạn cần phải thay khăn thường xuyên và đừng quên làm khô chúng đúng cách.

Đổ lá trà vào nhà vệ sinh

Bạn không nên xả lá trà xuống nhà vệ sinh hoặc bồn rửa bát. Nếu bạn tiếp tục làm điều này thường xuyên; bề mặt của các vật dụng trên sẽ chuyển sang màu nâu sẫm do chất tannin trong trà. Sau đó, bạn sẽ khó khăn để lấy lại độ trắng ban đầu của chúng.

>>> Tham khảo thêm các bài viết về mẹo vặt gia đình

Nguồn: vietnamnet.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *