Mẹo làm đông và rã đông thức ăn dặm cho bé đúng cách

Mẹo làm đông và rã đông thức ăn dặm cho bé đúng cách

Làm đông, rã đông thực phẩm tưởng chừng như một công việc đơn giản nhưng thực tế lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất lượng thực phẩm và sức khỏe của mỗi người.

Có rất nhiều bố mẹ thắc mắc làm khi nào khi mẹ đi làm cả ngày mà vẫn có thể chuẩn bị những bữa ăn nhanh gọn; đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Cách duy nhất để mẹ có thể thực hiện được điều này là bảo quản thực phẩm đúng cách; biết cách cấp đông và rã đông thực phẩm. Vậy cách cấp đông thực phẩm là gì? Cách rã đông thực phẩm là gì? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây của YHG nhé!

Những kiến thức cơ bản về làm đông lạnh thực phẩm

Những kiến thức cơ bản về làm đông lạnh thực phẩm

Nếu bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới -18 độ C thì các thành phần dinh dưỡng như vitamin và chất đạm trong thực phẩm không bị hỏng; chỉ có dầu mỡ là tiếp tục bị ô-xy hóa. Vì vậy những thực phẩm có nhiều mỡ thì nên đóng gói kín và không nên để lâu.

Khi đông lạnh thực phẩm, nước trong tế bào kết tinh lại nên khi rã đông thành phần dinh dưỡng sẽ không bị ảnh hưởng. Vì vậy, thực phẩm tươi mua về; nếu chia ra từng phần nhỏ và cấp đông thì sẽ có thể bảo quản được lâu mà vẫn giữ nguyên được các thành phần dinh dưỡng của nó.
Khi bảo quản dưới -10 oC thì các vi sinh vật sẽ không phát triển nhưng không có nghĩa là các vi sinh vật này đã bị chết. Tủ lạnh ở mỗi gia đình lại hay mở ra đóng vào nên việc đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức ổn định là rất khó. Vì thế khi đông lạnh; cần phải cho thực phẩm vào túi có khóa kéo đóng kín hoặc bọc thật kín.

Dù đông lạnh cũng không nên bảo quản kéo dài mà tùy thuộc từng đặc tính của thực phẩm để kéo dài thời gian bảo quản. Thời gian bảo quản đông lạnh trung bình như sau:

– Rau củ đã luộc: 2 tháng;
– Thịt các loại: 1 tháng;
– Cơm, súp, nước dùng/nước lèo: 3 tháng;
– Đối với các loại thực phẩm dùng trong ăn dặm, ăn sam thì chỉ nên bảo quản trong vòng 1 tuần.

Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé

Rã đông tự nhiên: Bỏ thực phẩm đông lạnh sang ngăn mát; khoảng từ 5~8 tiếng; hoặc ở nhiệt độ phòng từ 2~3 tiếng.

Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé

*Lưu ý: loại thực phẩm như thịt, cá sống (chưa qua chế biến) nên để rã đông trong ngăn mát. Rau củ luộc rồi, cơm, cháo có thể để rã đông ở nhiệt độ trong phòng.

Rã đông bằng cách để dưới vòi nước chảy: Cho thực phẩm đông đá vào túi nylon; ấn cho hơi ra hết rồi để dưới vòi nước từ 20 đến 30 phút (áp dụng trong trường hợp muốn rã đông thực phẩm tươi sống).

Rã đông bằng nước ấm: Khi cần rã đông nhanh; cho thực phẩm vào nước ấm độ 36~38 độ C; ngâm khoảng 10 phút (cách rã đông này áp dụng với các loại thực phẩm đã nấu chín; không áp dụng với loại thực phẩm tươi sống).

Rã đông bằng nước sôi: Thực phẩm đông lạnh cho thẳng vào nồi nước sôi. Nếu khi đông lạnh, thực phẩm đã được cho vào túi nylon chịu nhiệt thì cứ thế cho vào nồi nước sôi (áp dụng với loại rau, củ luộc sơ qua).

Những loại thực phẩm nào không nên đông lạnh?

Những loại thực phẩm nào không nên đông lạnh?

Có loại thực phẩm có thể đông lạnh, có loại không nên đông lạnh. Cụ thể như sau:

– Thực phẩm không nên đông lạnh: thịt có nhiều mỡ, thịt còn nguyên tảng, thịt, cá đã rã đông một lần, sữa, sốt mayonnaise, đậu phụ, hầu hết các loại rau.

– Các loại thực phẩm sau khi được sơ chế có thể đông lạnh: sau khi đã luộc (rau xanh, đậu cô-ve, măng tây xanh, bắp cải); sau khi đã luộc và nghiền nát (các loại khoai); đã nghiền nát (cà chua); mài nhỏ (dưa chuột); đã xào chín (hành tây); gọt vỏ, bỏ hạt rồi luộc (bí đỏ)…

– Các loại thực phẩm có thể đông lạnh tốt: thịt ít mỡ (thịt lườn gà), các loại cá (cá ngừ, cá nục) mực, bạch tuộc, cá khô một nắng, cá nhỏ shirasu phơi khô, rong biển, trứng tráng mỏng, kem đã đánh bông, thịt băm viên rán (hamburger), cơm, cháo, chuối (đã bóc vỏ), đậu rán mỏng, xúc-xích, bánh mỳ.

Vài cách sơ chế thực phẩm để đông lạnh

Nước dùng/nước lèo

Nước dùng lấy bằng cách luộc phổ tai (kombu) và cá khô bào (katsuo bushi), nước súp ninh từ rau, củ… Cho nước dùng/nước lèo vào khuôn/ (khay làm đá) để đông lạnh. Đông lạnh xong, bỏ ra cho vào túi nylon để bảo quản.

Cà-rốt

Tùy theo từng giai đoạn mà cà-rốt được sơ chế khác nhau. Ví dụ để sử dụng cho giai đoạn tập nuốt thì cà-rốt được luộc chín; nghiền nát hoặc mài nhỏ; đun chín sau đó cho vào khuôn/ (khay làm đá) để đông lạnh. Sau khi đông lạnh xong thì lấy ra khỏi khuôn; cho vào túi nylon để bảo quản. Giai đoạn 2, 3, 4: cắt cà-rốt miếng vuông; độ lớn tùy theo giai đoạn; luộc nhừ rồi cho vào khay;; dàn mỏng rồi đông lạnh (dàn mỏng để khi lấy ra từng bữa sẽ dễ dàng); hoặc chia thành từng phần nhỏ để tiện nấu từng bữa.

Rau xanh (rau chân vịt)

Giai đoạn tập nuốt: Lấy phần lá, luộc chín, sau đó băm nhỏ rồi nghiền nát, lọc qua rây, hoặc không cần lọc (dùng cho giai đoạn tập nhai), cho vào khuôn/khay làm đá để đông lạnh. Sau đó, lấy ra khỏi khuôn, cho vào túi nylon để bảo quản. Những giai đoạn sau có thể luộc cả cây, sau đó xếp các cây rau sao cho đều nhau, vắt bỏ nước, lấy màng lọc thực phẩm bọc lại rồi cho vào túi nylon đông lạnh. Khi sử dụng, có để để cả bó rau đông lạnh như vậy để mài ra, hoặc không có dụng cụ mài thì dùng dao băm nhỏ.

Cà chua

Cà chua lột vỏ (dùng dao khía hình chữ thập ở đầu trái cà chua. Găm chiếc dĩa/nĩa vào phần cuống rồi nhúng vào nồi nước sôi một lát là ta có thể dễ dàng bóc được vỏ cà chua). Bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ và cho vào cối dằm nát. Hoặc xào cùng với hành tây thái nhỏ cho thật mềm rồi chia phần nhỏ, cho vào hộp hoặc túi nylon rồi đông lạnh.

Cá (các loại cá trắng)

Cá luộc (hấp) chín, bỏ da, xương, dằm nhỏ rồi cho vào túi nylon hoặc lấy màng thực phẩm bọc chặt lại rồi đông lạnh. Dùng cho giai đoạn sau có thể không cần dằm nhỏ, chỉ cần cho vào túi nylon, dùng tay bóp nát ra rồi đông lạnh. Dùng cho giai đoạn 3, 4 có thể cắt miếng nhỏ, cho ninh với nước dùng/nước lèo, nêm thêm xì-dầu hoặc muối tùy thích. (Lưu ý: chỉ nêm vị nhạt) rồi cho cả nước và cái vào từng hộp/túi nhỏ để đông lạnh.

Cơm, cháo

Cơm nấu chín, có thể nắm thành từng nắm nhỏ, hoặc cho vào từng hộp nhỏ, hoặc dàn mỏng ra cho vào từng túi nylon nhỏ rồi đông lạnh.

Cháo cũng cho vào khay/khuôn làm đá, rồi cho đông lạnh.

*Lưu ý: Túi nylon là túi bọc thực phẩm chuyên dụng chịu được thay đổi nhiệt độ, tránh dùng đi dùng lại để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Để biết thêm nhiều kiến thức hay về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và thực đơn ăn dặm chi tiết hãy truy cập vào https://yhg.com.vn/ nhé!

Nguồn: yhoccongdong.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *