Khám phá ý nghĩa mâm cơm Tất niên ngày Tết Nguyên Đán

Khám phá ý nghĩa mâm cơm Tất niên ngày Tết Nguyên Đán

Mâm cơm Tất niên ngày Tết không chỉ ngon mà còn có giá trị tinh thần rất lớn. Nếu bạn chưa rõ về ý nghĩa và sự độc đáo của mâm cỗ 3 miền thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.

Có thể thấy, thậm chí từ thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng tới ngày Tết, ai ai cũng cố gắng lo đủ một mâm cơm tất niên đầy đủ món ăn với mong muốn bỏ lại những vất vả lo toan của năm cũ, và chào đón một năm mới no ấm và đủ đầy hơn.

Ngày nay, khi đời sống được cải thiện nhiều, bữa cơm chiều tất niên vì thế mà có thể được chuẩn bị công phu và chỉn chu hơn. Thực đơn các món vì vậy mà càng thêm hấp dẫn, phong phú.

Đôi khi thay đổi tùy theo phong cách ẩm thực của mỗi nơi. Nhưng dù là Nam – Trung – Bắc, xứ sở nào cũng không thể thiếu những món ăn đặc trưng. Chẳng hạn như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi,… Ngoài ra, bên cạnh mâm cơm tất niên này, người ta còn sửa soạn bàn thờ. Bày biện thêm mâm ngũ quả với chuối, bưởi, quả táo… để trưng bày trong các ngày Tết.

Đặc biệt, trong văn hóa doanh nghiệp, tổ chức tiệc tất niên cuối năm luôn được coi là bữa tiệc hoành tráng và được chờ đón nhất trong năm. Sau đây, hãy cùng chúng tôi một lần nữa ôn lại ý nghĩa của bữa cơm tất niên đồng thời điểm qua những món ăn trên mâm cơm tất niên truyền thống của người Việt mình nhé.

Ý nghĩa mâm cơm Tất niên ngày Tết

Bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên, ông bà

Bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên, ông bà

Ngày Tết, khi không khí rộn ràng, vui tươi len lỏi khắp mọi nơi, người dân lại tất bật chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo. Trước hết, là để tưởng nhớ đến Tổ Tiên, ông bà. Sau đó, là bữa cơm thật ngon để đãi những người thân trong nhà, cho tình cảm gia đình thêm phần khắn khít.

Để tỏ lòng biết ơn Tổ Tiên, người Việt ta thường bày biện mâm cúng rất thịnh soạn với đủ loại thức ăn. Những món ngon như thịt kho tàu, bánh tét, bánh chưng, thịt đông, củ kiệu, dưa hành,… được dâng lên cùng những cái chén, đôi đũa thật đẹp. Sau đó, những chén trà thơm được đặt cùng, nén nhang thơm được thắp lên, mời Tổ Tiên, ông bà dùng bữa trước rồi khi nhang tàn, con cháu trong gia đình mới bắt đầu dùng cơm.

>>> Tham khảo thêm các bài viết về ẩm thực Việt Nam

Để gia đình sum họp

Để gia đình sum họp

Hình ảnh gia đình quây quần với nhau bên mâm cơm, cùng chia sẻ cho nhau những món ăn thật ngon, cười nói rôm rả chính là điều mà người dân nào cũng hằng mong ước mỗi dịp Tết.

Trong một năm, công việc bận rộn khiến cho bữa cơm nhà trở nên vắng bóng những người con, người cháu. Do đó, bữa cơm ngày Tết thường rất đầy đủ, thịnh soạn với những món ăn mà ai cũng thích. Cả nhà được sum họp, chia sẻ câu chuyện của nhau sau một năm, trao cho nhau những lời chúc năm mới, ăn một bữa cơm vừa no bụng lại còn ấm lòng thì chẳng có gì sánh bằng nữa.

Biểu thị cho những mong ước trong năm mới

Mỗi món ăn trên mâm cỗ chứa đựng những câu chuyện khác nhau, thể hiện những hy vọng cũng như những mong ước mà người làm ra hay người thưởng thức đều rất mong chờ.

Một chiếc bánh chưng xanh, một chiếc bánh giầy tròn đầy chính là sự tượng trưng cho Đất Trời hài hoà, cầu mong cho một năm mới với mưa thuận gió hoà, vạn sự hanh thông. Đối với người miền Nam, nồi canh khổ qua trong dịp Tết rất quan trọng, ai ăn canh này cũng đều mong cho những đau khổ sẽ chóng qua, vận may lại về trong năm mới.

Đặc trưng trong mâm cỗ Tết ba miền 

Miền Bắc

Miền Bắc

Ngày nay, dù mọi thứ đã đơn giản và dễ dàng hơn, mâm cỗ miền Bắc, đặc biệt là mâm cỗ Hà Nội, vẫn giữ được vẻ cao quý, sang trọng không thể lẫn vào đâu được.

Mâm cỗ tết Hà Nội thường theo đúng bài bản gồm 4 bát, 4 đĩa; cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng trên mâm gỗ hay mâm đồng. Các món ăn được bày biện rất đẹp mắt, đa dạng với đủ loại như miến dong nấu rau củ, mọc nấu nấm hương, giò lụa, chả quế, bánh chưng, dưa hành, xôi, mứt gừng, ô mai,…

Mỗi món ăn mang một màu sắc riêng, chẳng bị trộn lẫn vào nhau; tạo nên một mâm cỗ vô cùng trang trọng; thịnh soạn mà chẳng kém phần ngon miệng, hấp dẫn.

Miền Trung

Miền Trung

Đã từng là kinh đô thời Nguyễn rộng lớn và uy nghi; mâm cỗ miền Trung, nhất là mâm cỗ Huế mang một màu sắc rất cổ điển; đậm chất hoàng gia.

Mâm cỗ tết Huế thường có các món nấu theo bốn thể loại; kho, nấu, thấu, trộn và ngoài ra cũng có thêm những món chiên, thui, hấp. Hơn nữa, các nguyên liệu phải có đủ các loại; như thượng cầm gồm chim, gà, vịt,…; hạ thú như: heo, bò, dê,… và các loài thuỷ tộc như tôm, cua, cá,… Ngày nay, lượng thức ăn có thể gia giảm tùy theo điều kiện của mỗi gia đình; nhưng vì là Tết, nhà nào cũng cố gắng chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn hết mức có thể.

Một mâm cỗ vô cùng hào soạn, có đầy đủ các loại thức ăn; đầy đủ màu sắc và hương vị; khiến cho bữa ăn ngày Tết ở miền Trung thêm đậm đà và no đủ hơn.

Miền Nam

Miền Nam

Nói đến người miền Nam, ta có thể tưởng tượng được ngay trong đầu giọng nói sang sảng mà nhiệt tình, chân chất. Con người miền Nam, từ phong cách; lối sống đến cả mâm cơm ngày Tết cũng được biểu hiện rất rõ ràng: rất đầy đủ mà lại giản dị, thân thương.

Do sự giao lưu văn hoá, không bị ảnh hưởng bởi nghi lễ; tập tục, người Nam không khắt khe trong việc bày biện mâm cúng. Tuy nhiên, những món ăn cũng ngon; và không kém cạnh với khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, dưa giá; củ kiệu tôm khô, bánh tét, củ cải ngâm, dưa hấu,… vô cùng hấp dẫn.

Dù chẳng nhiều; những món ăn trên mâm cỗ người miền Nam lại mang vị thanh mát dễ chịu; ăn hoài không thấy ngán. Chính những món ăn đó đã khiến bao người con xa xứ phải thèm; và nhớ da diết hương vị quê nhà.

Mâm cỗ ngày Tết ở ba miền đều có những nét độc đáo riêng; mang ý nghĩa to lớn không chỉ có vật chất, mà còn là tinh thần. Mong rằng những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Trang YHG chúc bạn sẽ có một mùa Tết thật vui và ấm cúng bên những bữa cơm gia đình nhé!

Nguồn: dienmayxanh.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *