Bí quyết điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ thừa cân béo phì

Bí quyết điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ thừa cân béo phì

Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường typ 2; rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp.

Khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, các bệnh mạn tính không lây và hội chứng chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành; kèm theo đó là các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư…

Làm sao để biết con bị thừa cân, béo phì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); thừa cân và béo phì là tình trạng mỡ được tích lũy quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Làm sao để biết con bị thừa cân, béo phì?

Thực tế là không khó để nhận biết một trẻ bị béo phì. Tuy nhiên, để được đánh giá chính xác và cụ thể tình trạng béo phì của trẻ; bạn nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thăm khám; kết luận. Bác sĩ sẽ đo chỉ số cơ thể (BMI) của trẻ; đánh giá sự chênh lệch giữa cân nặng của trẻ so với cân nặng tiêu chuẩn đang nằm ở mức nào. Trong quá trình xác định BMI; bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố như độ tuổi và mức tăng trưởng của trẻ.

\

Nếu bác sĩ kết luận con bạn bị béo phì; bé có thể phải tiến hành các xét nghiệm thăm dò như:

– Rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol, triglyxerit có thể tăng

– Rối loạn đường huyết và dung nạp glucose
Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp, tuyến yên…

– Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, siêu âm ổ bụng…

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ béo phì

Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.

Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói; vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.

Tham khảo thêm những kiến thức về dinh dưỡng trẻ em để chăm sóc trẻ tốt hơn nhé!

Những thực phẩm bé bị béo phì có thể ăn

Những thực phẩm bé bị béo phì có thể ăn

Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau.

Vào những ngày bé không đi học hay khi bé ở nhà; bạn hãy chia các bữa ăn chính của con thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và khuyến khích con thực hiện điều này. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bé không bị đói trong thời gian dài; tránh được tình trạng ăn quá nhiều vào các bữa ăn sau đó. Bạn nên bổ sung nhiều rau; trái cây vào khẩu phần ăn của bé và cả gia đình. Đừng ép trẻ ăn nhiều rau và trái cây trong khi các thành viên khác trong gia đình ăn nhiều thịt cá. Điều này sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý ức chế; bỏ ngang kế hoạch giảm cân.

Hãy đề nghị trẻ ăn trái cây thay vì uống nước ép; chất xơ có trong trái cây không chỉ giúp bé cảm thấy no lâu hơn mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ uống sữa tách béo; sữa ít đường hoặc không đường; sữa chua… Đối với đồ ăn nhẹ, bạn có thể cho bé ăn khoai, bắp luộc, bánh quy ít ngọt thay vì ăn bánh ngọt, snack, khoai tây chiên…

Hãy đảm bảo rằng tủ lạnh nhà bạn không có nhiều đồ ăn vặt và mọi người trong gia đình cũng nên hạn chế ăn vặt trước mặt trẻ. Duy trì các bữa ăn ít chất béo và không ngừng khuyến khích bé theo đuổi mục tiêu giảm cân của mình.

Những thực phẩm nên hạn chế 

Những thực phẩm nên hạn chế 

Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.

Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.

Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.

Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.

Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.

Lưu ý trong dịp Tết trong nhà sẵn có bánh kẹo; nếu không hạn chế trẻ sẽ ăn nhiều dễ tăng cân; dịp sát tết có nhiều liên hoan tiệc tùng cũng dễ làm trẻ tăng cân.

Dịp Tết là dịp có nhiều cỗ bàn, đồ xào rán, thường cha mẹ bận không kiểm soát trẻ cũng dễ tăng cân.

Khuyến khích trẻ tập thể dục

Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường; leo cầu thang và chơi với em nhỏ…

Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.

Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.

Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.

Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.

Trên đây là “Bí quyết điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ thừa cân béo phì”. YHG hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *