Bật mí 12 loại thực phẩm tốt trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Bật mí 12 loại thực phẩm tốt trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Trong đó, một số thực phẩm giúp điều trị  bệnh gan nhiễm mỡ, một số khác có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ – gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu phổ biến nhất ở những người béo phì hoặc ít vận động và những người ăn thường xuyên ăn thức ăn nhanh.

Chế độ dinh dưỡng của người điều trị gan nhiễm mỡ

Một trong những cách chính để điều trị gan nhiễm mỡ là thay đổi chế độ ăn uống. Bệnh gan nhiễm mỡ làm tổn thương gan và ngăn không cho gan hoạt động tốt.

Chế độ ăn uống cho bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

– Ăn rất nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt

– Ăn ít đường, muối, chất béo chuyển hóa, carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa

– Không uống đồ uống có cồn

– Chế độ ăn ít chất béo, giảm lượng calo có thể giúp bạn giảm cân và nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Trước khi tìm hiểu những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ; hãy lưu ý những nguyên tắc dưới đây để có thể linh hoạt trong việc lựa chọn thực phẩm bạn nên và không nên ăn nhé!

Tổng năng lượng

Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ cần có thói quen kiểm soát tổng năng lượng họ ăn vào.

Đối với trường hợp có cân nặng bình thường và hoạt động thể chất nhẹ; lượng năng lượng hàng ngày nên được kiểm soát ở khoảng 30 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ: Một người nặng 60kg chỉ nên tiêu thụ trong khoảng 1800 kilocalories/ngày.

Đối với trường hợp người thừa cân/ béo phì nên giảm cân. Lượng năng lượng tiêu thụ cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày ở mức 2-0-25 kcal.

Chất đạm( protein)

Cần bổ sung protein chất lượng cao một cách phù hợp.

Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày; việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan; tái tạo tế bào gan.

Ví dụ: Một người nặng 60kg cần tiêu thụ khoảng 72-90g protein mỗi ngày.

Tinh bột( carbohydrate)

Nếu bạn bổ sung quá mức lượng carbohydrate có thể sẽ bị chuyển hóa thành chất béo, gây béo phì, tích tụ mỡ trong gan gây gan nhiễm mỡ.

Nên tiêu thụ vừa phải thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như khoai tây; đặc biệt là ngũ cốc hạt thô. Hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện, mứt, kẹo ngọt, đồ uống có đường, …

Chất béo

Kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày làm sao để số lượng không quá 25% tổng năng lượng trong ngày; kiểm soát lượng cholesterol ăn vào, lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 300 mg.

Chất sterol và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng hạ lipid tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ tình trạng gan nhiễm mỡ và có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Vitamin và khoáng chất

Bổ sung đủ lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp cho việc tiêu hóa cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh lipid máu và lượng đường trong máu ở mức phù hợp và ổn định.

Chế độ ăn hàng ngày nên dựa trên công thức kết hợp hài hòa giữa thực phẩm thô và thực phẩm tinh chế, tốt nhất là ăn rau quả tươi, trái cây mỗi ngày, có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ hoặc với trường hợp khó hấp thụ từ thức ăn có thể sử dụng viên uống vitamin và khoáng chất bổ sung điều độ.

Tham khảo thêm bài viết dinh dưỡng cho người bệnh khác nhé!

12 Thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ

12 Thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ

Cà phê

Theo các nghiên cứu, những người có gan nhiễm mỡ uống cà phê ít bị tổn thương gan hơn những người không uống. Caffeine làm giảm lượng men gan bất thường của những người có nguy cơ mắc bệnh gan.

Các loại rau xanh

Bông cải xanh giúp ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan. Ăn nhiều rau xanh, như cải bó xôi, Brussels và cải xoăn, cũng có thể giúp bạn giảm cân do chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

Đậu phụ

Theo một nghiên cứu ở chuột của Đại học Illinois, protein đậu nành, có trong các loại thực phẩm như đậu phụ, có thể làm giảm tích tụ chất béo trong gan. Thêm vào đó, đậu phụ có hàm lượng chất béo và protein thấp nên sẽ không khiến bạn tăng cân.

Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ có nhiều axit béo omega-3. Axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện mức chất béo trong gan và làm giảm viêm. Vì vậy, bạn nên bổ sung cá trong các bữa ăn hàng ngày để vừa điều trị gan nhiễm mỡ vừa cải thiện sức khỏe tổng thể.

Yến mạch

Carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Bên cạnh đó, yến mạch cũng có nhiều chất xơ, giúp bạn no lâu và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Quả óc chó

Quả óc chó có nhiều axit béo omega-3. Nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh gan nhiễm mỡ ăn quả óc chó đã cải thiện các xét nghiệm chức năng gan.

Theo các nghiên cứu, bơ không chỉ giàu chất béo lành mạnh mà còn chứa các hóa chất có thể làm chậm tổn thương gan. Chúng cũng giàu chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng.

Sữa và các loại sữa ít chất béo khác

Theo một nghiên cứu năm 2011, sữa có hàm lượng đạm whey cao, có thể bảo vệ gan khỏi bị hư hại thêm.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương có nhiều vitamin E, một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm.

Dầu ô liu

Dầu ô liu có nhiều axit béo omega-3. Theo các nghiên cứu, dầu ô liu giúp giảm mức độ men gan và kiểm soát cân nặng, do đó rất tốt cho sức khỏe của gan.

Tỏi

Theo một vài nghiên cứu, tỏi có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể và chất béo ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Trà xanh

Trà xanh có thể can thiệp vào sự hấp thụ chất béo, nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem trà xanh có làm giảm lượng mỡ trong gan và cải thiện chức năng gan hay không. Tuy nhiên, trước khi có kết quả chính thức, bạn vẫn có thể dùng trà xanh hàng ngày vì nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, như giảm cholesterol và giúp da tươi trẻ.

Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Để phòng bệnh và điều trị gan nhiễm mỡ, bạn cần tránh xa 6 loại thực phẩm sau:

– Rượu: Rượu là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh gan khác.

– Thực phẩm có đường: Tránh xa các thức ăn có đường như kẹo, bánh quy, nước ngọt có ga và nước trái cây. Lượng đường trong máu cao làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.

– Thực phẩm chiên:  Đây là những thực phẩm có chất béo và lượng calo cao.

– Muối: Ăn quá nhiều muối có thể làm cho cơ thể bạn bị ngập nước. Bạn nên hạn chế natri dưới 1.500mg mỗi ngày.

– Bánh mì, gạo và mì: Tinh bột trong những thực phẩm này đã được chế biến, có thể làm tăng cao lượng đường trong máu. Thay vào đó, bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt để giúp duy trì mức đường huyết bình thường.

– Thịt đỏ: Thịt bò và các loại thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao, không tốt cho sức khỏe.

Các biện pháp khác giúp điều trị gan nhiễm mỡ

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, một vài thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe gan gồm:

– Tích cực vận động. Tập thể dục, kết hợp với chế độ ăn uống, có thể giúp bạn giảm cân và quản lý bệnh gan hiệu quả. Bạn cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

– Hạ cholesterol trong cơ thể. Bạn cần theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường huyết để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol; hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc.

Kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ thường xuất hiện cùng nhau. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp bạn quản lý cả hai bệnh. Nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn còn cao; bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm lượng đường trong máu.

Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích nhất. YHG chúc bạn sức khỏe và điều trị bệnh thành công nhé!

Nguồn: hellobacsi.com

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *